Những mẫu Kiệu đẹp , Kiệu Rước , Kiệu bát cống , kiệu song hành , kiệu rước mẫu , kiệu rước lễ Đẹp Nhất Hiện Nay

Cỗ kiệu có các loại: 4 người khiêng, 8 người khiêng (bát cống), 16 người khiêng (thập lục cống)…
Bành kiệu:

Được làm từ một chiếc ghế đặc biệt đặt trên cùng các đòn kiệu, có lưng tựa và tay vịn, trang trí hình đầu rồng giống như chiếc long ỷ (ghế rồng) nhưng thấp. Phần hậu bành (bành sau) cao hơn thân bành, được chạm nổi hình “lưỡng long chầu nguyệt” (hai con rồng chầu mặt trăng) hoặc hình “lý ngư hóa long” (cá chép hóa rồng) cùng các cành lá rong rêu thủy sinh.

Bành kiệu là nơi đặt bài vị thần khi tiến hành nghi thức rước. Trước bài vị thần đặt các vật lễ là bát hương, cây sáp, hoa quả.

Đòn kiệu:

Đòn dọc: Gồm 2 thanh, phần đầu tạo hình đầu rồng phần cuối tạo hình đuôi rồng. Kiệu khi chồng lên, đặt song song làm tầng đòn trên cùng, tạo thành mặt phẳng thứ nhất đội bành kiệu.

Đòn ngang: Gồm 2 thanh, mỗi thanh tạo thành 2 đầu rồng đặt vuông góc phần đầu và phần cuối của 2 thanh đòn dọc, tạo thành mặt phẳng thứ 2 đội 2 thanh đòn dọc.

Đòn khiêng: Gồm 4 thanh đặt dưới đầu của 2 thanh đòn ngang tạo thành mặt phẳng thứ 3 với 8 hình đầu rồng. Ở mỗi đầu để đặt lên vai người khiêng kiệu gọi là “chân kiệu”, “hàng hóa” hoặc “hùng đô”, “giai đô”… tùy theo cách gọi mỗi làng. Bốn thanh đòn khiêng được đặt cùng chiều với 2 thanh đòn dọc.

                                                              Kiệu Bát cống  

 

                                    Kiệu Bát cống  

Kiệu bát cống có 3 loại đòn: đòn dọc, đòn ngang và đòn khiêng.

Đòn dọc: Gồm 2 thanh, phần đầu tạo hình đầu rồng phần cuối tạo hình đuôi rồng. Kiệu khi chồng lên, đặt song song làm tầng đòn trên cùng, tạo thành mặt phẳng thứ nhất đội bành kiệu.

Đòn ngang: Gồm 2 thanh, mỗi thanh tạo thành 2 đầu rồng đặt vuông góc phần đầu và phần cuối của 2 thanh đòn dọc, tạo thành mặt phẳng thứ 2 đội 2 thanh đòn dọc.

Đòn khiêng: Gồm 4 thanh đặt dưới đầu của 2 thanh đòn ngang tạo thành mặt phẳng thứ 3 với 8 hình đầu rồng. Ở mỗi đầu để đặt lên vai người khiêng kiệu gọi là “chân kiệu”, “hàng hóa” hoặc “hùng đô”, “giai đô”… tùy theo cách gọi mỗi làng. Bốn thanh đòn khiêng được đặt cùng chiều với 2 thanh đòn dọc.

Chất liệu làm kiệu thường là gỗ dổi , vàng tâm , mít

Một bộ kiệu bát công bao giờ cũng được kết bởi hai đòn dọc lớn có đầu đuôi đồng nhất với đầu đuôi rồng, hai xà giằng nối hai cổ và phần đuôi tạo nên một khung vững chắc. Trên khung đó nhiều khi người ta để một chiếc ỷ như chiếc sập vừa bằng độ mở của kiệu. Chiếc sập này thường có rồng đua chạy hai bên và lưng là một mảng ván trang trí lớn. Tất cả các chi tiết ấy khiến cho nhiều khi sập thờ mang tư cách như một chiếc bành. Trên bành thường để ngai và bài vị (được rước từ hậu cung ra). Dưới hai đầu của xà giằng là đòn khiêng cũng kết cấu hình rồng theo kiểu đòn kiệu. Đặc điểm đáng chú ý của kiệu cổ truyền là xu hướng đẩy ngai và bài vị lên cao tạo thêm sự thành kính và sự dễ quan sát của tất cả mọi người. Trong ý thức ấy đòn chính của kiệu, ở phần tiếp nối với xà giằng, đều được làm võng cong xuống dưới để phần thân nhô cao. Xà giằng ngang mang hình một rồng hai đầu, phần lưng nổi cao để đỡ đòn cái, cổ rồng võng xuống tì lực lên đòn khiêng. Đòn khiêng cũng vươn lưng lên, như vậy cả ba hệ thống này cùng cong lên đã khiến cho kiệu có một độ cao nhất định, tạo sự bề thế, nhưng rất cân đối.

Đặc điểm thứ hai của kiệu là dày đặc các đề tài được chạm tròn, chạm nổi, chạm thủng, bong kênh… ở phần trang trí, nhưng chúng phối hợp với nhau một cách hết sức hợp lý và nhuần nhuyễn. Ở đòn kiệu chính của thế kỷ XVII và XVIII, đầu rồng có xu hướng vươn bay ra phía trước với những đao mác ở gáy rồng song song vuốt thẳng ra sau, tạo nên một độ vươn trong thế động. Vai đòn được chạm rồng hoặc lân, phần thân (lưng) đòn để trơn vì phải đội bành hoặc khám. Một giải pháp rất khéo là người xưa đã “phá đi” các nét thẳng thô cứng của bụng đòn bằng một “dạ cá”, mà trung tâm của dạ thường chạm hổ phù kèm hai bên có vân xoắn hoặc chim phượng. Hai đòn giằng cũng trong một bố cục tương tự như đòn cái với bốn đầu rồng bay ra hai bên. Đòn khiêng là bốn rồng có bố cục gần như đòn chính, trừ phần tiếp nối với đòn giằng, lưng đòn đều được chạm trổ rất kỹ. Trong bố cục như nêu trên, mặc nhiên kiệu được nổi bật lên trong đám rước, cùng với các đồ nghi trượng … chúng tạo nên một sự uy nghiêm cao, đầy chất nghệ thuật. Ởthế kỷ XVII, XVIII đầu và đuôi rồng chỉ ngóc cao vừa độ, thấp hơn tay bành, nhưng từ thế kỷ XIX trở về sau xu hướng này không được tuân thủ, mà chúng có phần ngóc cao lên. Đứng ở mặt trước của kiệu, phần chạm khắc đã neo mắt người xem, trực diện là ngai, bài vị và các đồ thờ kèm theo, còn ở phía sau chủ yếu là lưng bành, nơi đó thường chạm đặc kín rồng, phượng, cũng có khi là tứ linh. Song người ta còn muốn như gửi vào đó một số ước vọng nào đấy nên nhiều khi hình chạm mây nước, cây cỏ thiêng đã được phối hợp để tạo nên sự đối đãi của trời đất thông qua hệ thống tam sơn ở trục chính tâm.

Kiệu Ruớc Lễ 

Chất liệu Kiệu làm bằng Gỗ Dổi Sơn son thếp vàng Truyền Thống

  Kiệu Bát cống  

Kiệu Rước lễ

Kiệu song hành

 

 

KIệu Rước Mẫu

Trong đoàn rước nhiều khi kiệu bát cống là kiệu nữ thì Thường đầu kiệu được thay bằng phượng. Tuy nhiên, cũng ít làng có kiệu phượng nên vẫn sử dụng kiệu rồng, người ta cũng có thể thay bằng một đòn dài để treo võng điểu. Trường hợp này đòn Thường có đầu phượng.

Mẫu  Kiệu Long Đình Đẹp

Với những kiệu long đình, thì ít khi được khiêng bằng đòn như ở kiệu bát cống, mà’thông thường chiếc Kiệu long đình (tương tự như một chiếc khám) được đặt trên một chiếc bàn khá cao, kiểu như nhang án, rồi lồng đòn đơn giản màu đỏ để bốn người khiêng. Cũng có chiếc long đình có sáu mặt hoặc tám mặt được đặt trên một ý bốn chân và được lắp đòn khiêng hình rồng -V.V… Các long đình này thường đi trước kiệu chính, trên đó người ta để hương nến và một số đồ lễ.

Chức năng nhiệm vụ chính :
Bàn thờ gia tiên , chung cư , nhà thờ …
Sản xuất đồ thờ – tượng phật

Hoành phi – câu đối, án gian, sập , ô xa , cửa võng, cuốn thư, ngai, kiệu, ngựa , hạc, chấp kích, bát bửu….

Tạc tượng Phật , Tam bảo , thượng điện , nhà mẫu .. phù điêu, truyền thần.
Tư vấn, thiết kế đình, chùa, nhà thờ, gian thờ tại nhà riêng…
Làm mới, tu sửa đồ thờ cúng, tượng phật.
Cung cấp sản phẩm tượng phật trưng bày tại cửa hàng. Đồ cung tiến vào đình, chùa, nhà thờ theo yêu cầu Với quy mô hàng nghìn m2 xưởng sản xuất , Showroom hàng nghìn mẫu mã có sẵn cho khách hàng lựa chọn , với đội ngũ thờ lâu năm được đào tạo một chuyên nghiệp qua nhiều năm . Đến với chúng tôi  khách hàng sẽ được tư vấn , thiết kế , thi công ..một cách trọn vẹn tố hảo nhất .

Sản phẩm của chúng tôi khác biệt với những làng nghề khác từ hoa văn họa tiết thẩm mỹ , cũng như chất liêu sơn son Thếp Vàng truyền thống đã được ghi nhận hàng trăm năm trong các công trình chùa , đình , đền , nhà thờ …

Với đội ngũ tạc tượng tay nghề cao chúng tôi đã góp phần thi công làm đẹp hàng trăm chùa , đình , điện ..khắp đất nước .

Thợ trạm đồ nét được đào tạo học hỏi kế thờ kinh nghiệm của ông cha . Những mẫu Bàn thờ , cửa võng , chiều châu , hoành phi câu đối  , quấn thư tranh quạt, ngai , khám , kiệu..với hoa văn , kỹ thuật nên sản phẩm của chúng tôi tạo ra sự khác biệt so với các nơi làm nghề .

Đội ngũ thợ sơn truyền thống đã khẳng định được vị thế hàng trăm năm qua làm nên thương hiệu cho cả làng nghề . Trình độ sơn ta , sơn son thếp vàng thếp bạc , sơn giả cổ đã làm nên ụy tín hàng trăm năm của làng nghề .

Khi xu hướng bàn thờ , phòng thờ chuyển dần sang phong cách hiện đại phù hợp với xã hội. Chúng tôi đã đào tạo ra những người thợ ngang , đồ nét , thợ sơn pu , thợ làm vesni  ,,trình độ cao để đáp ứng với xu thế hiện đại

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn , thiết kế , thi công những công trình tâm linh một cách tốt nhất

Chính sách bảo hành uy tín .

-Làng nghề sơn đồng được coi là cái nôi của nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống. Ngôi làng đã được bộ văn hóa thông tin truyền thông công nhận di sản làng nghề sơn đồng là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia . Với lịch sử tồn tại và lưu truyền hàng nghìn năm qua, xem thêm tại mục giới thiệu. Nếu quý gia chủ có dịp đi qua Xưởng sản xuất đồ thờ cảu chúng tôi khi hỏi từ già tới trẻ không ai là không biết đến quy trình để sản xuất hay chế tác ra 1 tác phẩm thủ công mỹ nghệ như thế nào.

Với bề dầy lịch sử và truyền thống cũng như kinh nghiệm về đồ gỗ mỹ nghệ, sơn son thếp vàng, sơn son, Làng nghề Sơn đồng tự tin cung cấp cho quý khách hàng những sản phẩm tốt và chất lượng nhất thị trường ( cam kết không làm hàng giả hàng nhái hàng rác ).

Đồ Thờ Hưng Vũ

 0908.867.888 

 36 Xóm Ngã Tư – Xã Sơn Đồng – Huyện Hoài Đức – Tp. Hà Nội

 Xưởng Sản Xuất Đồ Thờ – Tượng Phật Cao Cấp Sơn Đồng

Zalo:0908.867.888