Bàn thờ đẹp nơi linh thiêng nhất trong mỗi gia đình thể hiện lòng thành kính của con cháu đối với tổ tiên, là một không gian quan trọng có ý nghĩa rất lớn trong đời sống tinh thần của con người.
Trong mỗi gia đình không thể thiếu việc thờ cúng gia tiên Bàn Thờ có ý nghĩa rất quan trọng Vừa để thờ cúng tổ tiên , trang trí làm đẹp cho ngôi nhà , dạy bảo các con cháu trong gia đình .
Bàn thờ tổ tiên là vẻ đẹp của văn hóa truyền thống. Người Việt hiểu sâu sắc rằng có quá khứ mới có hiện tại và tương lai nên người Việt Nam coi việc thờ phụng tổ tiên là một trong những nguyên tắc đạo đức làm người. Đó là hình thức thể hiện sự hiếu thuận và lòng biết ơn của con cháu đối với các bậc sinh thành.
Thờ cúng tổ tiên là một trong những phong tục lâu đời ở Việt Nam, thể hiện lòng hiếu thảo, nhớ đến công sinh thành dưỡng dục của tiền nhân. Thờ cúng tổ tiên trở thành nét đẹp văn hóa của người Việt, bàn thờ tổ tiên là một phần không thể thiếu trong mỗi gia đình, không kể giàu nghèo hay địa vị xã hội.
Thờ cùng tổ tiên chính là toàn bộ các hình thức lễ nghi, cúng bái nhằm thể hiện lòng thành kính, đạo lý uống nước nhớ nguồn, biết ơn tổ tiên, ông bà cha mẹ đã sinh thành và gây nên cuộc sống cho con cháu.
Không nhất thiết phải mâm cao cỗ đầy, chỉ cần thắp nén hương thơm lên bàn thờ tổ tiên nhưng những ngày lễ, Tết hay ngày giỗ, con cháu trong gia đình cũng thể hiện được lòng thành kính hướng về cội nguồn tưởng nhớ những người thân đã mất
Bàn thờ gia tiên là bàn thờ chính trong mỗi gia đình Việt Nam, người ta còn có sự phân biệt giữa bàn thờ họ và bàn thờ trong từng gia đình. Dù có sự khác nhau đôi chút về hình thức, nhưng cả ở 3 miền, bàn thờ đều được đặt ở vị trí trung tâm, nơi trang trọng nhất trong mỗi gia đình. Ở miền Bắc, bàn thờ thường là một giá gỗ được gắn nơi bức tường trung tâm của ngôi nhà chính, ở tầm cao trên tay với của người lớn, mỗi lần hương khói người ta phải đặt ghế để đứng lên trong tư thế thành kính. Miền Trung và miền Nam, vị trí ấy là chiếc tủ thờ bằng gỗ, cao gần tầm đầu người lớn, được chế tác công phu. Ở những gia đình khá giả, tủ thờ được làm bằng gỗ quý, chạm khắc tinh xảo, còn ở những gia đình bình dân, chiếc tủ thờ vẫn là vật đẹp nhất trong nhà, thể hiện lòng thành kính, hiếu thảo của người đang sống với tổ tiên. Bàn thờ là nơi linh thiêng, thanh khiết, lên ngoài các đồ đạc dùng để tế tự và trang hoàng, nhất thiết không được để vật dụng gì lên đó. Trung tâm của bàn thờ là bát nhang, phía sau bát nhang là di ảnh của những người đã khuất.
Những Mẫu bàn thờ đẹp án gian đục chiện, mẫu án gian mai điểu, mấu án gian ngũ phúc, mẫu án gian tứ linh hóa, mẫu án gian tứ linh cài triện..
Chất liệu Bàn thờ gỗ : dổi , mít , hương , gụ……
Được người nghệ nhân trạm trổ, điêu khắc công phu, tỉ mỉ. Với họa tiết tinh tế, sắc nét bàn thờ bằng gỗ mang đến cho không gian thờ cúng sự uy nghiêm , sang trọng, đẳng cấp.
Chất liệu sơn : Pu , vesni, sơn son thếp bạc , sơn ta truyền thống
Kích thước phong thủy Bàn thờ phổ thông ( dài x rộng x cao ) :
1m07 x 61 x 1m27
1m27 x 67 x 1m27
153 x 81 x 127
176 x 87 x 127
197 x 87 x 127
217 x 107 x 127cm
Tùy theo diện tích và cách sắp xếp để bố trí Bàn thờ phù hợp nhất
– Không đặt bàn thờ sát nhà tắm: theo quan niệm tắm rửa là việc trút bỏ ô uế, vì vậy, nếu đặt bàn thờ cạnh nơi này sẽ làm mất đi không khí tôn nghiêm.
– Không đặt bàn thờ ở lối đi lại: nếu đặt ở lối đi lại ồn ào sẽ làm mất đi sự thanh tịnh của nơi thờ cúng, gia đình sẽ ít có may mắn và tài lộc.
– Không đặt bàn thờ nhìn ra hướng Ngũ Quỷ: hướng Đông Bắc, hướng Tây Nam. (Không đặt bàn thờ hướng Đông Bắc nhìn Tây Nam hoặc ngược lại).
– Không đặt bàn thờ ở hướng Đông, Đông Nam nhìn hướng Tây.
– Không đặt bàn thờ trên nóc tủ.
– Không lấy gỗ đã qua sử dụng để làm bàn thờ.
– Bàn thờ Thần và Phật có thể để chung, song không nên để bát hương sát nhau.
– Bàn thờ tổ tiên không nên đặt ở trung tâm nhà, vì sợ hung. Thay vào đó, bàn thờ Phật có thể đặt ở trung tâm nhà.
– Bàn thờ tổ tiên và bàn thờ Phật không nên đặt đối nhau trong 1 gian phòng.