8 loại gỗ tự nhiên thường dùng để làm bàn thờ tủ thờ Khi mua bàn thờ, loại gỗ đầu tiên bạn nghĩ đến thường là mít. Nhưng theo truyền thống, có tới 8 loại gỗ thường dùng để làm bàn thờ. Và tất nhiên, mít chưa phải là loại gỗ tốt nhất để làm các đồ thờ cúng.
1. Bàn thờ gỗ thông
Đặc điểm: Gỗ thông thường được sử dụng làm bàn thờ Thiên Chúa, gỗ có nguồn gốc đa dạng từ Thụy Điển, Newzealand, Myanmar, Cambodia,… và có nhiều loại như gỗ thông ép, gỗ thông xẻ, pallet. Cho nên, gỗ thông có ưu điểm là nhẹ, mềm, dễ chạm khắc, rất hay sử dụng làm bàn thờ treo; khả năng chịu lực lớn, độ bám ốc, bám đinh cao và độ hút ẩm cực tốt.
2. Bàn thờ bằng gỗ hương
Đặc điểm: Gỗ hương là một trong những dòng gỗ quý của Việt Nam. Đặc điểm của loại gỗ này là: thơm, chắc chắn, nặng và cứng, độ co ngót cực thấp, khả năng chống mọt mối cao. Bàn thờ gỗ hương luôn đặc biệt và dễ dàng nhận biết vì có màu vàng đỏ, đỏ sậm, màu bền và có những đường vân gỗ rất riêng. Hơn nữa, phom gỗ to nên ít khi phải ghép gỗ để đóng bàn thờ, tăng cường độ gắn kết, ít bị cong vênh, rạn nứt. Cũng vì thế, gỗ hương thường tương hợp đóng tủ thờ, kệ thờ kích thước vừa và lớn; với tuổi thọ cao hàng trăm năm
3. Bàn thờ làm bằng gỗ gụ
Đặc điểm: Gỗ gụ cũng được xếp vào một loại gỗ quý của Việt Nam, gỗ có màu vàng trắng, để lâu sẽ ngả thành nâu sẩm. Ưu điểm của bàn thờ gỗ gụ là các đường vân gỗ thẳng tự nhiên, mịn và đẹp, có 2 loại vân là vân núi và vân tom. Bàn thờ gỗ gụ cũng có độ bền khá cao nhờ khả năng chống mối mọt tự thân của gỗ; độ rắn chắc cũng cực tốt. Tuy nhiên, gỗ có độ co nhẹ và cần được phơi hoặc sấy cưỡng bức trước khi đưa vào sản xuất.
4. Bàn thờ gỗ vàng tâm
Đặc điểm: Ưu điểm của gỗ vàng tâm: gỗ vàng tâm là một loại gỗ quý, không gãy mục, mọt mối, có thể bền bỉ đến hàng trăm năm. Loại gỗ này có mùi hương đặc trưng, thơm ở giác và hơi ngái ở lõi, khi thời tiết hanh khô cũng không bị biến dạng như nhiều loại gỗ khác. Bàn thờ bằng gỗ vàng tâm thường có màu vàng với vân gỗ tự nhiên đẹp mắt, mang cảm giác trang trọng, linh thiêng.
5. Bàn thờ gỗ hương đỏ
Đặc điểm: Gỗ hương đỏ (hay còn gọi là gỗ giáng hương) là một loại gỗ hương vừa quý vừa hiếm, hiện tại còn rất ít, chủ yếu là từ gốc, rễ của cây. Ưu điểm của loại gỗ này: đường vân tuyệt đẹp, thớ gỗ mịn, gỗ đặc và chắc chắn. Tom, xớ gỗ rất nhỏ. Gỗ hương đỏ có mùi thơm nhẹ, không bị mối mọt. Theo thời gian, màu gỗ càng nổi màu đỏ đặc trưng, vân gỗ cũng rõ nét hơn, bền bỉ và đẹp. Gỗ hương đỏ thường được dùng làm tủ thờ, án thờ rất trang nghiêm và nhìn cực kỳ cao cấp.
Bàn thờ bằng gỗ dổi
Đặc điểm: Gỗ dổi khá nhẹ, dễ chạm khắc, dùng làm bàn thờ treo cũng rất tốt. Bàn thờ gỗ dổi có màu vàng nhạt, đường vân tự nhiê, đặc biệt loại gỗ này ít bị co ngót, có mùi hương thơm nhẹ nhàng và khả năng chống mối tự nhiên không cần ngâm hóa chất nên độ bền khá cao. Cùng với gỗ hương, gỗ mít, gỗ dổi cũng rất được ưa chuộng để làm bàn thờ.
Bàn thờ bằng gỗ tràm
Đặc điểm: Đặc điểm của gỗ tràm là có màu sáng, độ bóng cao, rất dẻo dai và ít bị cong vênh, thích hợp đóng ban thờ các loại.
Cây tràm (một số nơi gọi là tràm bông vàng, keo lá kim) ngày nay được trồng công nghiệp và khai thác cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Đối với gỗ tràm để đóng tủ thờ, bàn thờ, nội thất, tuổi cây từ 15 – 20 năm, chu vi thân cây ( thợ gọi là “vanh”) từ 70 cm – 160 cm sẽ đảm bảo cả về chất lượng gỗ và kích thước để đóng đồ.
Do cây sinh trưởng tốt, lại được trồng ở quy mô công nghiệp , gỗ tràm có giá tốt, bên cạnh chất lượng vượt trội so với các cây công nghiệp lấy gỗ khác nên việc sử dụng gỗ tràm ngày càng nhiều và phổ biến ở Việt Nam. Hầu như các đồ nội thất bằng gỗ tự nhiên nguồn gốc từ trong nước đều có ít nhiều cấu phần gỗ tràm tham gia vào.
Lựa chọn bàn thờ, tủ thờ bằng gỗ tràm là một lựa chọn thông minh cho bạn vì sản phẩm có giá tốt, chất lượng gỗ tốt, nguồn gốc Việt Nam, phù hợp với hoạt động tâm linh của người Việt.
8. Bàn thờ bằng gỗ mít
Đặc điểm: Gỗ mít có lẽ là loại gỗ được sử dụng làm bàn thờ thông dụng nhất hiện nay với ưu điểm vượt trội đó là có ở khắp các vùng nông thôn Việt Nam, dễ dàng tìm kiếm nên giá thành tương đối rẻ. Đặc điểm của loại gỗ này là khá nhẹ, thích hợp với những mẫu ban thờ treo, ít bị cong vênh và mọt mối. Khi chạm khắc có mùi hương nhẹ tựa như mùi gỗ trầm. Gỗ có vàng sang, để lâu có màu nâu sẫm đỏ vừa tự nhiên lại vừa đẹp. Ông bà ta còn quan niệm, cây mít có quả mọc ra từ thân nên gỗ mít đại biểu cho sự sinh sôi, đủ đầy, nên bàn thờ gỗ mít được lựa chọn rất nhiều. Được biết, tuổi thọ gỗ mít có thể lên đến 200 năm.
Mọi chi tiết xin liên hệ để được tư vấn cụ thể
LIÊN HỆ TƯ VẤN
0908.867.888 – 0976.711.18836 Xóm Ngã Tư – Xã Sơn Đồng – Huyện Hoài Đức – Tp. Hà Nội
Xưởng Sản Xuất Đồ Thờ – Tượng Phật Cao Cấp Hưng Vũ