Tượng Dược Sư Từ góc độ sinh thái học và Phật giáo mà nói, tín ngưỡng Dược Sư bao gồm các phương diện sau:
Tượng Dược Sư Thứ nhất, sự bảo vệ thân thể tùy bệnh mà cho thuốc. Địa cầu mà con người sinh sống là một môi trường sinh thái rộng lớn do cộng nghiệp của chúng ta tạo thành. Thân người là một hệ sinh thái nhỏ bé trong hệ thống sinh thái đó. Thân người có muôn vàn bệnh tật, ở ý nghĩa nào đó nó là sự thể hiện của sự mất cân bằng sinh thái trong cơ thể người. Trong Phật giáo, lý tưởng cứu khổ cứu nạn, giải cứu chúng sanh bao gồm cả việc đối trị bệnh tật trên thân của chúng sanh. Đức Phật thường được xưng là Đại Dược Vương, Đại Y Tôn, như “Phật bổn hạnh tập kinh” có nói: “Nơi này xuất hiện Đại Y Tôn, khéo trị tất cả bệnh của chúng sinh, nếu có người gặp phải khổ sinh lão bệnh tử, thì sẽ chữa trị giúp bình phục.”3 Trong các khổ nạn của chúng sanh mà Phật nói, sinh, lão, bệnh, đều là những đau đớn trên thân. Vì thế giải trừ sự đau đớn trên thân thể chính là bảo vệ môi trường sinh thái trong phạm vi hẹp, cũng là nghĩa lý trong Phật giáo, cũng là ý nghĩa của tín ngưỡng Dược sư. Về việc giải trừ những bệnh khổ nơi thân, trong kinh Dược Sư có nói rõ:
Tượng Dược Sư “Đại đức! Nhược hữu bệnh nhân dục thoát bệnh khổ, đương vị kỳ nhân, thất nhật thất dạ, thọ trì bát phần trai giới, ưng dĩ ẩm thực cập dư tư cụ, tùy lực sở biện, cúng dường Bí-sô Tăng; trú dạ lục thời, lễ bái cúng dường bỉ Thế Tôn Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai; độc tụng thử kinh tứ thập cửu biến; nhiên tứ thập cửu đăng tạo bỉ Như Lai hình tượng thất khu, nhất nhất tượng tiền các trí thất đăng, nhất nhất đăng lượng Đại như xa luân, nãi chí tứ thập cửu nhật, quang minh bất tuyệt tạo ngũ sắc thải phan, trường tứ thập cửu trách thủ, ưng phóng tạp loại chúng sanh chí tứ thập cửu; khả đắc quá độ nguy ách chi nạn, bất vị chư hoạnh ác quỷ sở trì”. (Ðại đức! Nếu có người bệnh muốn khỏi bệnh khổ, nên vì người ấy, bảy ngày bảy đêm thọ trì tám phần trai giới. Nên đem thức ăn uống với vật dụng khác, tùy theo sức mà bày biện, cúng dường Tỳ-kheo Tăng, ngày đêm sáu thời lễ bái cúng dường Đức Thế Tôn Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai ấy, đọc tụng kinh này 49 biến, thắp 49 ngọn đèn, làm bảy pho hình tượng của Đức Như Lai ấy, trước mỗi một tượng đều để bảy ngọn đèn, mỗi một ngọn đèn lớn như bánh xe, cho đến 49 ngày, ánh sáng chẳng dứt, làm cành phan lụa ngũ sắc dài 49 gang tay, nên thả đủ loại chúng sinh đến 49 loài thì có thể được vượt qua nạn nguy ách, chẳng bị các tai nạn, quỷ ác bắt giữ).4 Đoạn kinh này cho thấy rằng trong tín ngưỡng Dược Sư việc giải trừ bệnh trên thân cần thực hiện các bước sau: Đầu tiên trong bảy ngày bảy đêm cần thọ trì Bát quan trai giới; sau đó thì dùng thức ăn nước uống cúng dường Tăng chúng; kế đến là ngày đêm sáu thời lễ bái Phật Dược Sư; và tiếp tục tụng kinh này bốn mươi chín biến. Sau đó tôn tạo bảy pho tượng Phật, trước mỗi một pho tượng đặt bảy ngọn đèn, thời gian là 49 ngày; và cuối cùng là tạo cờ ngũ sắc bề dài 49 gang tay, phóng sinh 49 loài vật. Trong quá trình này, bệnh của thân thể sẽ được giải trừ theo sự lễ bái cúng dường. Phương thức tùy bệnh cho thuốc thể hiện vi tế trong khuôn mẫu ấy.
Tượng Dược Sư Cùng với việc thân người chịu khổ do bệnh tật còn có các loại hoạnh họa tạo nên mối nguy hiểm cho sinh mạng. Trong kinh có nói đến “cửu hoạnh” (9 cách chết đột ngột).
Tượng Dược Sư Thứ hai, bảo hộ sinh thái bằng cách tịnh hóa và thăng hoa tâm linh. Từ cách nhìn Phật giáo, con người là do ngũ ấm tạo thành, tức có sắc thân mang tính nhục thể, cũng có thọ tưởng hành thức cấu tạo nên tình cảm, ý chí, ý thức. Sắc thân không điều hòa, bệnh tật theo thân. Còn sự ô trược của tâm linh, mất cân bằng trong tình cảm, tham, sân hoành hành, vô minh chướng đạo, ái dục lôi kéo là những bệnh tật về mặt tinh thần. Nó là chướng ngại cần được hóa giải. Thân tâm nhất thể, khổ nơi thân tất ảnh hưởng đến tâm linh, đau khổ ở tâm linh cũng khiến thân mang bệnh tật. Vì thế tịnh hóa tâm linh, thăng hoa tinh thần là tiền đề giúp thân tâm cân bằng, là nội dung quan trọng trong việc giữ gìn sinh thái tâm linh. Phật bổn hạnh tập kinh nói: “Thử xứ kim xuất Đại Dược Vương, đương trị chúng sanh phiền não độc, nhược hữu bi ai tiễn sở xạ, thử tượng kim tất năng bạt trừ”. (Nay nơi xứ này, xuất hiện Đại Dược Vương sẽ chữa trị độc phiền não của chúng sinh. Nếu có bị mũi tên buồn thương bắn trúng thì tượng này, nay đều hay nhổ bứt trừ bỏ). 5 Đối trị độc hại phiền não tham, sân, si, bạt trừ tên tham ái, mới có thể bảo vệ được tâm linh.
Tượng Dược Sư Quan niệm bảo vệ tâm linh, đầu tiên là do Pháp sư Thánh Nghiêm ở Pháp Cổ Sơn Đài Loan đưa ra. Pháp sư cho rằng: “Sự ô nhiễm hoàn cảnh vật chất không tách rời hành vi của con người, mà hành vi của con người không tách rời với tâm linh. Nếu như mọi người có tâm linh thuần khiết thì hoàn cảnh vật chất sẽ không bị ô nhiễm”. Vì thế, ông cho rằng trong kinh điển Phật giáo có rất nhiều cách nói lấy yếu tố tâm linh làm trung tâm. Lý luận sâu xa của việc bảo vệ tâm linh được thể hiện trong kinh Duy Ma: “Tùy kỳ tâm tịnh tắc Phật độ tịnh”; trong kinh Hoa nghiêm: “Tâm Phật cập chúng sanh, thị tam vô sai biệt” (Tâm, Phật với chúng sinh, ba điều này không có sai khác), “Tâm như công họa sư, họa chủng chủng ngũ ấm” (Tâm như người thợ vẽ, vẽ mọi loại 5 ấm), “Ứng quan pháp giới tính, nhất thiết duy tâm tạo” (Nên quán pháp giới tính, tất cả chỉ do tâm tạo ra). Đương nhiên, tuy Pháp sư Thánh Nghiêm có nhắc đến tác dụng ngoại hóa của tâm thanh tịnh, nhưng nội dung trọng tâm của việc bảo vệ tâm linh là khiến tâm được hoàn thiện và thăng hoa. Vì thế, ông đặc biệt nhấn mạnh yếu tố lành mạnh của tâm lý. Ông nói: “Bảo vệ tâm linh kỳ thực rất đơn giản, chính là làm vệ sinh tâm mình, làm cho tâm được khỏe mạnh. Làm sao để tâm ta được thanh tịnh, an định, tiến tới nữa là làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người khác giúp họ được an vui, đó chính là mục đích của việc bảo vệ tâm linh”
Không tìm thấy sản phẩm nào khớp với lựa chọn của bạn.