Tượng Phật Sơn Đồng
Tam Bảo bao gồm: Phật bảo; Pháp bảo; Tăng bảo.
Phật bảo: Phật là “ngôi báu thứ nhất” hay Phật bảo, vì Ngài là người tìm ra nguồn Đạo giải thoát, đã vượt ra khỏi vòng Sanh tử Luân hồi dứt Khổ trọn Vui, là đấng giác ngộ đầu tiên, người đã tìm ra chân lý và phương pháp tu tập để hướng đến sự giải thoát, làm giảm nhẹ và xóa bỏ những khổ đau vốn có trong cuộc đời này. Chính từ ý nghĩa đó mà đức Thích-ca Mâu-ni được tôn xưng là Phật, bởi danh từ này vốn là do người Trung Hoa phiên âm từ tiếng Phạn là Buddha, có nghĩa là “bậc giác ngộ”.cũng là Thầy cả Chư Thiên và Nhơn Loại.
Pháp bảo: Chân lý giác ngộ và phương pháp tu tập do Phật truyền dạy được gọi là Pháp. Trong ý nghĩa đó, Pháp là phương tiện để chúng ta có thể thực hành theo đúng và đạt đến sự giác ngộ, đạt đến sự giải thoát giống như Phật. Pháp là những phương Lương diệu dược nhiệm màu, có năng lực chữa trị Tâm bệnh Phiền não của chúng sanh trong Tam giới. Vì thế mà Pháp được tôn xưng là “ngôi báu thứ hai”, hay Pháp bảo.
Tăng bảo: Những người rời bỏ đời sống gia đình để dành trọn cuộc đời thực hành theo giáo pháp của đức Phật, hướng đến sự giải thoát, sự giác ngộ, được gọi là chư tăng. Các vị này cùng nhau tu tập trong một tập thể gọi là Tăng-già (do tiếng Phạn là Sangha) hay Tăng đoàn. Trong sự tu tập của tự thân mình, chư tăng cũng nêu gương sáng về việc làm đúng theo lời Phật dạy và truyền dạy những điều đó cho nhiều người khác nữa.vì các Ngài là người thay mặt ba đời chư Phật, có nhiệm vụ hướng dẫn, dắt dìu quần sanh thoát khỏi nẻo Tối, đường Mê, tu hành cho đến nới dứt Khổ. Vì vậy, các ngài được tôn xưng là “ngôi báu thứ ba”, hay là Tăng bảo.
Một ngôi chùa Phật giáo (theo Bắc tông – ở miền Bắc nước ta) phổ biến có 4 khu vực: Chính điện, Tiền đường, Nhà hành lang, Nhà Tăng. Ngoài ra còn có Nhà Tổ và Trai đường.
Trong chính điện thờ Phật, triết lý vô thường của Phật giáo được đặt lên hàng đầu thể hiện qua tam thân Phật là “Pháp thân”, “Báo thân” và “Ứng than”. Cách bài trí các tượng Phật ở chính điện theo đúng ý nghĩa ấy, cho nên ở lớp trên cùng là thờ “Pháp thân Phật”, tức là thờ thường trụ Phật ở trong vũ trụ. Ở lớp thứ hai thờ “Báo thân Phật”, tức là thờ thọ dụng trí tuệ Phật ở cõi Cực Lạc. Ở lớp thứ ba là thờ “Ứng thân Phật”, tức là thờ Phật đã hoá hiện ra xác thân ở trần thế. Lớp thứ 4 là lớp tượng “Di lặc Bồ-tát” và hai vị “Phổ Hiền Bồ-tát” và “Văn thù Bồ-tát” đứng hai bên, thường gọi là bộ tượng “Di Đà Tam tôn”. Lớp thứ năm trở xuống thường có tượng đức Phật tu khổ hạnh ở chân núi Tuyết Sơn, tượng đức Phật nhập Niết bàn và đức Phật đản sanh.Vậy cách bài trí các tượng ở chính điện từ trên xuống dưới theo thứ tự sau đây:
Lớp trên cùng, ở chỗ giáp vách phía trong, có ba pho tượng để ngang một dãy, hình dáng giống nhau, tức là tượng “Thường trụ tam thế diệu pháp thân”, người ta thường gọi tắt là tượng Tam thế Phật; nghĩa là Phật thường trụ, trong thời gian quá khứ, hiện tại và vị lai.
Thứ 1, chữ Thế có thể hiểu là Thời. Vậy Tam Thế Phật là Phật 3 thời: quá khứ, hiện tại và vị lai. Phật quá khứ là Phật Ca Diếp (hiện ở đời khi tuổi thọ chúng sinh Diêm Phù Đề là 20.000 tuổi), Phật hiện tại là Phật Thích Ca Mâu Ni (hiện ở đời khi tuổi thọ chúng sinh không quá 100 tuổi), Phật tương lai là Phật Di Lặc (hiện ở đời khi tuổi thọ chúng sinh đạt 10.000 tuổi). Nói rộng ra theo nghĩa này thì Tam Thế Phật là Phật của cả 3 thời: quá khứ, hiện tại và tương lai, tức là vô lượng vô biên vô số chư Phật mười phương.
Thứ 2, chữ Thế có thể hiểu là Thế giới, gồm có phương Đông là thế giới Tịnh Lưu Ly của Phật Dược Sư, phương Tây là thế giới Cực Lạc của Phật A Mi Đà và trung tâm là thế giới Sa Bà của Phật Thích Ca Mâu Ni. Theo nghĩa này, Tam Thế Phật là không gian vô lượng của thế giới chư Phật từ Đông sang Tây, từ phải sang trái, từ trên xuống dưới, …, vô lượng vô biên vô số quốc độ Phật như thế.
2. Tượng Di-Đà tam tôn
Tượng Di Đà Tam Tôn Thường làm bắng Chất Liệu Gỗ Mít Sơn Son Thếp Vàng
Còn được gọi là Tây Phương Tam Thánh.
Lớp thứ hai có ba pho tượng lớn, pho tượng ngồi giữa là pho tượng đức A-Mi-Đà Phật, tức là Thụ-dụng Trí-tuệ thân, Pho tượng đứng bên tả là tượng đức Quan-Thế-Âm Bồ Tát tay cầm nhành dương liễu và bình tịnh thủy, pho tượng đứng bên hữu là tượng đức Đại Thế-Chí Bồ-Tát tay cầm cành hoa sen màu xanh. Đức Phật và hai Bồ Tát ấy ở Tây-phương Cực-lạc, chủ việc cứu độ chúng sinh ở cõi Sa-bà qua cõi Cực lạc. Chùa hay Phật tử tu theo Tịnh Độ thì thường trưng bày như vậy theo 2 biểu tượng triết lý như sau :
Biểu tượng 1 :
Phật A Di Đà biểu tượng cho Thanh Tịnh-Giải Thoát.
Bồ-tát Quán Thế Âm biểu tượng cho Từ Bi cao thượng.
Bồ-tát Đại Thế Chí biểu tượng cho Trí Tuệ siêu việt.
Ba vị này được cho là thường tiếp dẫn các chúng sanh ở 10 phương thế giới, tu vãng sanh Tịnh Độ. Đây là ba tính chất mà người tu cần thành tựu viên mãn.
Biểu tượng 2 :
Phật A Di Đà biểu tượng cho Thanh Tịnh Pháp Thân của chư Phật.
Bồ Tát Đại Thế Chí, biểu tượng cho việc tự giác tự độ (xem đoạn kinh “Đại Thế Chí Bồ tát niệm Phật chương”).
Bồ Tát Quán Thế Âm, biểu tượng cho việc giác tha độ tha (xem kinh Phổ Môn).
Phật A Di Đà và hai Bồ Tát tượng trưng cho hạnh của chư Phật và chư Bồ Tát là “Tự độ, độ tha. Tự giác, giác tha. Do đó giác hạnh viên mãn”. Đây cũng là kim chỉ nam cho người tu theo đạo Phật.
Bồ Tát Quán Thế Âm được nhiều người nhắc đến và tạc tượng lộ thiên ở các chùa, tu viện, tùng lâm, để ca ngợi hạnh kham nhẫn và đức từ bi cao thượng.
Bồ Tát Ðại Thế Chí biểu trưng cho đức tinh tấn và ánh sáng trí tuệ. Ngài còn có danh hiệu là Ðắc Ðại Thế Chí Bồ Tát, Ðại Lực Ðại Thế Chí Bồ Tát, Ðại Tinh Tấn Bồ Tát hay Vô Biên Quang Bồ Tát.
Các danh hiệu của Bồ Tát Đại Thế Chí nói lên hạnh nguyện đại hùng, đại lực, đại tinh tấn và ánh sáng trí tuệ vô biên chiếu khắp mọi loài chúng sanh, có thể phá trừ vô minh, điều phục tham sân si, chuyển hóa phiền não thành bồ đề. Các vị Bồ Tát đều có từ bi, trí tuệ và ý chí xuất phàm như nhau, đó là nhân để tiến đến Phật quả.
Bồ Tát Đại Thế Chí tay cầm cành hoa sen màu xanh. Hoa sen tượng trưng cho sự thanh khiết trong sạch, không dính danh lợi thế gian, có sức mạnh tự tại vượt thoát khỏi bùn nhơ, thành tựu trí tuệ. Màu xanh của hoa sen tỏa ánh sáng xanh trên cõi trời tây phương tịnh độ, và còn là sức mạnh tinh tấn của chánh định, là trí tuệ siêu việt như trời biển tĩnh lặng rộng lớn bao la bát ngát.
Như vậy ở lớp thứ hai thường thờ ba vị Phật A Mi Đà, Bồ Tát Quan Thế Âm, Bồ Tát Đại Thế Chí.
3. Tượng Hoa Nghiêm Tam Thánh
Tượng Hoa Nghiêm Tam Thánh Gỗ Mít Sơn Son Thếp Vàng
Lớp thứ ba có ba pho tượng lớn, pho tượng lớn ngồi giữa là tượng Thích Ca Mầu Ni Phật, tức là Ứng- thân hay là biến hóa thân, giáng sinh xuống trần thế, tu thành chính quả và thuyết pháp độ chúng, pho tượng ở bên phải, hoặc đứng trên toà sen , hoặc ngồi trên con sư tử xanh là tượng Đức Văn-Thù Bồ-Tát; pho tượng ở bên hữu, hoặc đứng trên toà sen, hoặc ngồi trên con voi trắng là tượng Đức Phổ-Hiền Bồ-Tát, theo thuyết nói trong Hoa Nghiêm kinh. Hai vị Bồ Tát này là hai bậc thượng thủ của hết thảy hàng Bồ Tát, thường giúp đỡ, tuyên dương cho việc giáo hóa chúng sinh của đức Phật Như Lai.
Ở lớp thứ ba ấy có nhiều chùa làm tượng đức Thích Ca Mầu-Ni ngồi cầm hoa-sen, như khi ngài thuyết pháp ở Linh-Thứu-Sơn, thường gọi là bộ tượng Niêm Hoa Vi Tiếu. Ca Diếp (tượng có nét mặt già hơn) là người đứng đầu trong các đệ tử của Phật Thích Ca, tu theo phép tu khổ hạnh. Ngài hiểu rõ giáo lý của Phật hơn cả nên khi Phật Thích Ca sắp viên tịch có truyền lại cho Ca Diếp y bát (áo cà sa và bát) để biểu thị ý nghĩa trao lại đạo thống. Ca Diếp được coi là tổ thứ nhất của phái Thiền Tôn
A Nan Đà, cũng gọi ngắn là A-nan (tượng có nét mặt trẻ hơn) là em họ Phật Thích Ca, ngài xuất gia theo Phật. Theo kinh sách, A-nan-đà là người rất nhẫn nhục, hết lòng phụng sự đức Phật, là Tôn giả nổi tiếng với trí nhớ phi thường về những lời Phật dạy. Ngài được Ca diếp truyền y bát cho làm tổ thứ hai của phái Thiền Tôn.
Ngoài ra các chùa theo Phật Giáo Bắc Tông còn thờ bộ Tuyết Sơn Tam Thánh gồm có tượng Tuyết Sơn diễn tả Phật Thích Ca Mâu Ni trong thời kỳ tu khổ hạnh trên núi Tuyết Sơn với thân hình gầy gò, chỉ có da bọc xương. Hai bên là hai vị tôn giả trợ thủ Ca Diếp và A Nan Đà.
Như vậy ở lớp thứ ba tùy theo tông phái mà có các bộ tượng khác nhau như Hoa Nghiêm Tam Thánh gồm Phật Thích Ca Mâu Ni, Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi và Bồ Tát Phổ Hiền Bạch Tượng, hoặc thờ bộ Niêm Hoa Vi Tiếu: Phật thuyết pháp Linh Sơn, An Nan, Ca Diếp, hoặc bộ Tuyết Sơn Tam thánh.
4. Tượng Di Lặc
Tượng Di Lặc Thường làm bắng Chất Liệu Gỗ Mít Sơn Son Thếp Vàng
Lớp thứ tư, ở giữa là tượng “Bồ-tát Di Lặc”, vị Phật tương lai. Hai bên (nếu có) là hai vị “Đại Bồ-tát Văn Thù” và “Đại Bồ-tát Phổ Hiền”. Trong trường hợp này, ở lớp thứ ba, hai bên tượng đức Bổn sư không phải là hai vị Bồ-tát Văn Thù và Phổ Hiền nữa mà là hai vị đại đệ tử “Ca-diếp” và “A-nan-đà”.
Di Lặc là tên phiên âm chữ Hán, dịch nghĩa là “Từ Thị” tức là người có lòng từ bi, là một vị Bồ Tát và cũng là vị Phật cuối cùng sẽ xuất hiện trên trái Đất theo truyền thuyết Phật giáo trong khoảng 30.000 năm nữa. Tượng Di Lặc được tạo hình là một người ngồi trên mặt đất trong tư thế sẵn sàng đứng dậy đi giáo hóa chúng sinh, hình tướng mập mạp, mặt tròn, miệng cười, phong thái luôn vui vẻ. Ở trong chùa, nhiều nơi thường không có tượng Di Lặc.
Có nơi ở 2 bên tượng Di Lặc có hai tượng trợ thủ là Pháp Hoa Lâm Bồ Tát và Đại Diệu Tường Bồ Tát. Bộ ba tượng này được gọi là Di Lặc Tam Tôn.
Còn có một số ít chùa tại hàng thứ tư trên Phật điện bày 2 tượng: Di Lặc Bồ Tát đặt bên phải và tượng Tuyết Sơn đặt ở bên trái.
Cho nên khi nhắc đến Tam Thế Phật người ta cũng có thể hiểu đó là bộ 3 vị Phật Ca Diếp, Phật Thích Ca Mâu Ni và Phật Di Lặc. Nhưng cũng có thể là bộ 3 vị Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật, A Mi Đà Phật và Phật Thích Ca Mâu Ni
5. Tượng Cửu Long
Lớp thứ năm có pho tượng Cửu Long để giữa. Tượng này theo điển tích nói khi đức “Thích-ca Mâu-ni” mới giáng sinh, có chín con rồng xuống phun nước cho Ngài tắm, đoạn Ngài đi bảy bước, tay tả chỉ lên trời, tay hữu chỉ xuống đất mà nói rằng: “Thiên thượng, thiên hạ duy
Lớp thứ ba có ba pho tượng lớn, pho tượng lớn ngồi giữa là tượng “Thích-ca Mâu-ni Phật”, tức là Ứng thân hay là biến hóa thân, giáng sinh xuống trần thế, tu thành chính quả và thuyết pháp độ chúng. Pho ngã độc tôn – Trên trời, dưới đất, chỉ có ta là quí hơn cả”. Bởi vậy tượng Cửu-long là chín con rồng vây bọc chung quanh một pho tượng nhỏ đang chỉ một tay lên trời một tay xuống đất, đó là tượng “Bổn sư Thích-ca Mâu-ni Phật” lúc sơ sinh. Bên tả tượng Cửu Long có tượng “Đế Thích” ngồi ngai, mặc áo đội mũ Hoàng Đế, bên hữu có tượng “Đại Phạm Thiên” cùng một kiểu như pho tượng Đế Thích, đó là theo điển nói hai vị Đại Thiên Vương này chủ tể ở cõi sa-bà thế-giới và lúc nào cũng hộ trì đức “Thích Ca” khi Ngài chưa thành Phật.
Tượng Cửu Long Gỗ Mít Sơn Son Thếp Vàng
Tượng này theo điển nói khi đức Thích Ca Mầu Ni mới giáng sinh, có chín con rồng xuống phun nước cho ngài tắm, đoạn ngài đi bẩy bước tay tả chỉ lên trời, tay hữu chỉ xuống đất mà nói rằng: “Thiên thượng, thiên hạ, duy ngã độc tôn. Trên trời, dưới đất, chỉ có ta là quí hơn cả” Bởi vậy tượng Cửu-long làm chín con rồng vây bọc chung quanh và ở trên những đám mây có chư Phật chư thiên, nhã nhạc, cờ phướn và bát bộ Kim Cương, ở giưã có pho tượng nhỏ, đứng một tay chỉ lên trời và một tay chỉ xuống đất, đó là tượng Bổn Sư Thích Ca Mầu Ni Phật lúc sơ sanh.
Xưởng sản xuất Đồ thờ – Tượng phật Hưng Vũ là một xưởng sản xuất nằm trong làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống đã có từ rất lâu thuộc xã Sơn Đồng – huyện Hoài Đức – Hà Nội .Tiếp nối truyền thống cha ông , lưu truyền và phát huy nét tinh hoa của làng nghề , Xưởng sản xuất Đồ thờ – Tượng phật Hưng Vũ ra đời nhằm đem lại cho quý khách những sản phẩm chất lượng cao nhất , mẫu mã phong phú, , giá cả hợp lí …
Sản xuất và thi công :
Bàn thờ gia tiên ,bàn thờ đẹp , chung cư , nhà thờ …
Sản xuất đồ thờ – tượng phật
Hoành phi – câu đối, án gian, sập , ô xa , cửa võng, cuốn thư, ngai, kiệu, ngựa , hạc, chấp kích, bát bửu….
Tạc tượng Phật , Tam bảo , thượng điện , nhà mẫu .. phù điêu, truyền thần.
Tư vấn, thiết kế đình, chùa, nhà thờ, gian thờ tại nhà riêng…
Làm mới, tu sửa đồ thờ cúng, tượng phật.
Xưởng sản xuất Đồ thờ – Tượng phật Hưng Vũ
0908.867.888 – 0976711188
36 Xóm Ngã Tư – Xã Sơn Đồng – Huyện Hoài Đức – Tp. Hà Nội