Tượng Tam Thế Lớp trên cùng, ở chỗ giáp vách phía trong, có ba pho tượng để ngang một dãy, hình dáng giống nhau, tức là tượng “Thường trụ tam thế diệu pháp thân”, người ta thường gọi tắt là tượng Tam thế Phật; nghĩa là Phật thường trụ, trong thời gian quá khứ, hiện tại và vị lai.
Thứ 1, chữ Thế có thể hiểu là Thời. Vậy Tam Thế Phật là Phật 3 thời: quá khứ, hiện tại và vị lai. Phật quá khứ là Phật Ca Diếp (hiện ở đời khi tuổi thọ chúng sinh Diêm Phù Đề là 20.000 tuổi), Phật hiện tại là Phật Thích Ca Mâu Ni (hiện ở đời khi tuổi thọ chúng sinh không quá 100 tuổi), Phật tương lai là Phật Di Lặc (hiện ở đời khi tuổi thọ chúng sinh đạt 10.000 tuổi). Nói rộng ra theo nghĩa này thì Tam Thế Phật là Phật của cả 3 thời: quá khứ, hiện tại và tương lai, tức là vô lượng vô biên vô số chư Phật mười phương.
Thứ 2, chữ Thế có thể hiểu là Thế giới, gồm có phương Đông là thế giới Tịnh Lưu Ly của Phật Dược Sư, phương Tây là thế giới Cực Lạc của Phật A Mi Đà và trung tâm là thế giới Sa Bà của Phật Thích Ca Mâu Ni. Theo nghĩa này, Tam Thế Phật là không gian vô lượng của thế giới chư Phật từ Đông sang Tây, từ phải sang trái, từ trên xuống dưới, …, vô lượng vô biên vô số quốc độ Phật như thế.
Bộ tượng Tam Thế
Như trên đã nói, tam thế là 3 thời điểm theo thời gian cùng 3 vị trí theo không gian. Mỗi 1 thời điểm lại do 1 vị Phật quản lý. Vì thế bộ tượng Tam Thế là thể thống nhất không thể tách rời của 3 vị Phật.
Phật A Di Đà — quá khứ
Phật Thích Ca — hiện tại
Phật Di Lặc — tương lai
Cũng có người cho rằng bộ tượng Tam Thế gồm Phật A Di Đà, Phật Thích Ca và Phật Dược Sư.
Thực ra Tượng Tam Thế là cách gọi tắt của Tam Thiên Thế Phật nghĩa là 3 ngàn vị Phật đại diện cho 3 thời điểm.
Phật giáo cho rằng tại mỗi 1 thời điểm, do nhân duyên mà xuất hiện 1 ngàn vị Phật. Phật Di Lặc, Phật Thích Ca và Phật A Di Đà là đại diện cho 1000 vị Phật của thời điểm ấy.