Phật Thích Ca Mâu Ni là người sáng lập ra đạo Phật. Theo các tài liệu lưu giữ đến nay thì Ngài được xác nhận là có thật trong lịch sử. Ngài là hoàng tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm của vương quốc Thích Ca, thuộc đất nước Ấn Độ ngày nay. Ngài sinh vào khoảng năm 624 TCN. Thái tử Tất Đạt Đa đã phát tâm rời khỏi hoàng cung, tu học Phật quả sau khi chứng kiến những cảnh khổ đau của những người già rồi bệnh tật, qua đời. “Ðức Thích Ca đã ngồi nhập định 49 ngày đêm dưới gốc Bồ đề. Trong 49 ngày ấy Ngài đã chiến đấu với bọn giặc phiền não ở nội tâm như tham, sân, si, nghi, mạn… và chiến đấu với giặc Thiên ma do Ma vương Ba tuần chỉ huy. Sau khi thắng được cả giặc ở nội tâm lẫn ngoại cảnh, tâm trí được khai thông, Ngài hốt nhiên đại ngộ… Từ ngày ấy, Ngài được Đạo Vô Thượng, thành bậc “Chánh Ðẳng Chánh Giác”, hiệu là Phật Thích Ca Mâu Ni. Ngày thành đạo của Ngài tính theo âm lịch là ngày mồng 8 tháng 12, vào lúc sao mai mọc. Lúc ấy, Ngài được 30 tuổi.”
Phật Thích Ca Mâu Ni thường ở giữa hai vị tôn giả, là hai đệ tử của Ngài khi còn ở trên thế gian, đó là: Ca Diếp (vẻ mặt già, bên trái) và A Nan Đà (vẻ mặt trẻ, bên phải). Hai vị Tóc có thể búi tó hoặc có các cụm xoắn ốc.
Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni Mặt Phật tròn, cằm vuông vức, nơi ấn đường có nốt ruồi đỏ. Tai dày, tròn, đầy đặn, thành quách phân minh, sắc trắng hơn mặt. Phật mặc áo cà sa hoặc áo choàng qua cổ màu vàng hoặc nâu, nếu có hở ngực thì trước ngực không có chữ Vạn (卍). Phật có thể ngồi trên tòa sen, nhục kế trên đỉnh đầu, đôi mắt mở ba phần tư.
Tay Phật có thể xếp ngay ngắn trên đùi, hai bàn tay bắt ấn thiền, ấn chuyển pháp luân (tay trái hướng vào thân, tay mặt hướng ra, trong mỗi tay, ngón trỏ và ngón cái chạm nhau thành vòng tròn, hai vòng tròn đó chạm nhau) hoặc ấn kim cương hiệp chưởng (với đầu ngón tay của hai bàn tay chắp vào nhau, biểu hiện cho tín tâm bất động, vững chắc như kim cương)… Hoặc tay Ngài ở ấn xúc địa (tay trái hướng lên, đặt ngang bụng, tay mặt chỉ xuống, lưng tay mặt xoay tới trước, trên tay trái là một chiếc bát); Phật thủ ấn vô úy (tay mặt đặt ngang tầm vai, các ngón tay hướng về phía trước). Có thể Phật đang cầm một chiếc bát màu đen hoặc xanh đen, chứng tỏ là dấu hiệu của giáo chủ.
Ngoài ra, có hình tượng Phật Thích Ca sơ sinh với m tay chỉ thiên, một tay chỉ địa và Phật Thích Ca nhập diệt với tư thế nằm nghiêng mình sang phải .
Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni ngự trên đài sen cũng là một ý nghĩa tượng trưng siêu thực. Bởi vì hoa sen được biểu thị cho đức tánh thanh tịnh và giải thoát. Hoa sen phát xuất trong lòng vũng bùn nhơ nhớp, mà vẫn tỏa ra mùi hương thanh khiết. Đó là đặc tính không thể tìm được trong các loài hoa khác. Nằm giữa vũng bùn nhơ nhớp, mà không bị lây nhiễm mùi hôi hám, trái lại còn đầy đủ hương vị thơm tho, đó mới thật là thanh tịnh. Vì cái thanh tịnh ngay giữa chỗ ô uế, mới chơn thật thanh tịnh. Nếu hoa sen mọc giữa bãi cát trắng phau, hay trên gò đất khô sạch sẽ, dầu có hương sắc gấp mấy lần hơn vẫn không được quý trọng. Bởi nó chui từ vũng bùn hôi hám mà lên, lại giữ được tánh cách thanh khiết, nên mới được mọi người hâm mộ.
Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni có cục thịt nổi cao gọi là nhục kế (cục thịt đỏ), để biểu thị cho trí tuệ tuyệt vời. Theo các kinh Pháp Hoa, Hoa Nghiêm… trên đảnh đức Phật có tướng không thể thấy, tướng ấy bậc Bồ Tát từ Sơ địa trở lên chỉ thấy được đôi phần, trừ Phật với Phật mới thấy trọn vẹn. Tướng ấy biểu thị cho pháp thân. Vì chúng sanh không thể thấy nên gọi là “Vô kiến đảnh tướng”.
Chung quanh tượng Phật có những tia hào quang sáng chiếu để tiêu biểu ánh sáng trí tuệ của Phật lúc nào cũng soi sáng thế gian. Theo trong kinh nói chung quanh đức Phật luôn luôn có hào quang soi sáng một tầm. Bởi vì con người luôn luôn có một lớp nghiệp bao quanh, nếu nghiệp ác thì hiện lên vừng hắc ám, chúng sanh trông thấy kinh sợ, nếu nghiệp thiện thì hiện ra ánh sáng trong lành, chúng sanh trông thấy sanh tâm kính mến.
Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni Gỗ Mít