Mẫu Tượng Ông Hoàng Sơn Son Thếp Vàng, Những Mẫu Tượng Ông Hoàng Đẹp Nhất Hiện Nay

Ngũ vị Hoàng tử được gọi tên từ Ông Hoàng Đệ Nhất đến Ông Hoàng Muời.

 

Tương truyền, cũng như các Quan, các ông hoàng đều có gốc tích là con trai Long Thần Bát Hải Đại Vuơng ở hồ Động Đình, tuy nhiên, theo địa phương hoá thì các ông Hoàng đều gắn với một nhân vật nào đó ở cõi nhân gian là những danh tướng có công dẹp giặc cứu nuớc, những người khai sáng, mở mang đất nước. Trong số mười ông Hoàng thì thuờng có sáu ông giáng đồng, có ba ông giáng rất thuờng xuyên, đó là Ông Hoàng Bơ, Ông Hoàng Bẩy, và Ông Hoàng Muời. Khi các ông giáng đồng, các Ông Hoàng có phong cách gần giống các Quan lớn, tuy nhiên có phần phong nhã, vui tươi hơn.

1. Thánh ông Hoàng Cả

Tên húy của Ngài:  Đoàn Thượng

Sắc phong tước hiệu: Đông hải Đại vương.

Đền thờ chính:  Ở Lý Nhân, Nam Hà nhưng đã bị phá, nay được thờ phối hương với đền thờ bà Vũ Nương và ở đền Trung suối Mỡ (Bắc Giang)

Thân thế: Là con của vua cha Bát Hải Động Đình, là cả trong Tứ phủ Ông Hoàng, giáng sinh đầu tiên. Sau đó, lên cõi thượng thiên coi giữ sổ sách.

Ông Hoàng Cả (thường gọi tắt là Ông Cả) hay còn gọi là Ông Hoàng Quận: là con của Vua Cha Bát Hải Động Đình. Trong Tứ Phủ Ông Hoàng, ông là anh cả, giáng sinh ra đầu. Sau này ông lên cõi Thượng Thiên, coi giữ sổ sách.Thiên Tào. Có khi ông rong chơi khắp chốn khi chơi Thiếu Lĩnh, lúc chơi Non Bồng. Ông Hoàng Cả dạo khắp các nơi Bồng Lai, Tiên Cảnh, khi trên thượng giới ông cuỡi con Xích Long, khi dạo chơi trên mặt nước Ông Hoàng cưỡi lốt tam đầu cửu vĩ. Có khi ông cũng ngự lên cõi trần gian phù hộ cho người làm ăn buôn bán hoặc kẻ học hành khoa cử. Tuy nhiên Ông Hoàng Cả không giáng trần.

Ông Hoàng Cả rất ít khi ngự đồng, khi ngự về ông thường mặc áo đỏ (có thêu rồng kết uốn thành hình chữ thọ), đầu đội khăn xếp có thắt lét đỏ. Ông Hoàng Cả ngự về thường chỉ tấu hương, khai quang (cũng có người hầu ông về múa hèo, nhưng khá hiếm vì không mấy người hầu về Ông Cả.

3. Thánh ông Hoàng Bơ

Tên húy của Ngài: Tống Khắc Bính, là thái tử con vua Nam Tống

Sắc phong tước hiệu: Thượng Đẳng Thần.

Đền thờ chính: Đền thờ Ngài ở Thanh Hóa gần đền cô Tám. Đền thờ chính của Ngài là ở trên núi nhìn ra biển ở cửa Cờn, ngày nay người ta chuyển thành thờ ông Hoàng Chín, Đền Hưng long và đang được hưng công tại Thái Bình.

Thân thế: Ngài hầu Mẫu ở đền Cờn, mẫu Hàn Sơn Thanh Hóa, làm việc thoải cung, là 1 trong 4 vị Khâm sai thay quyền vua Mẫu bốn phủ đi bắt lính nhận đồng.

Ngài ngự áo xanh theo sắc phong bốn phủ, chít khăn mỏ rìu, mặc áo trấn thủ, đi ghệt tay ghệt chân, thắt đai vàng thành hoa trước ngực, múa hèo. Sau khi làm lễ khai quang, Ngài đi hèo ngự tọa, hiến tửu, nghe thơ, ban phát lộc tài. Đầu năm tháng Giêng, người ta hầu Ngài ngự áo đỏ khăn đỏ chứ không như bây giờ, mặc áo trắng. Có người lý luận rằng áo Ngài thì Ngài mặc nhưng trong tâm linh Việt Nam cho màu trằng là màu buồn nên đầu xuân kiêng mặc áo trắng.Như vậy mới là hóa thân bất tử giữa trần và âm. Đó là phong cách chứ không phải là sự đơn thuần. Ngài hạ sinh vào thời Nam Bắc Tống phân tranh. Sau khi nhà Nam Tống bị nhà Bắc Tống đánh bại, Ngài dong thuyền ra biển Đông và thác hóa. Thân y trôi vào cửa Cờn được ông Hoàng Chín lúc bấy giờ đang tu ở đó vớt lên chôn cất. Sau này Ngài phù Lý, Trần anh kinh hiển hách được nhân dân gọi là ông Hoàng Bơ Thoải. Đền thờ Ngài hiện nay đã bị những kẻ vô học chuyển thành đền ông Hoàng Chín. Ngưỡng mong những nhà nghiên cứu cũng như những người có chức có quyền và chức đồng đạo sớm trả lại đền thờ của Ngài theo đúng nghĩa.

4.Thánh ông Hoàng Tư

Tên húy của Ngài:  Nguyễn Hữu Cầu.

Sắc phong tước hiệu:  Thượng Đẳng Thần, Thủy Cung hoàng tử.

Đền thờ chính: Đồ Sơn. Nhân dân thường gọi là miếu Thủy thần.

5. Thánh ông Hoàng Năm

Tên húy của ngài:   Hoàng Công Chất.

Sắc phong tước hiệu:  Thượng Đẳng Thần.

Đền thờ chính:  Điện Biên

6. Thánh ông Hoàng Sáu

Tên húy Ngài là: Chưa rõ

Sắc phong tước hiệu:  Thượng Đẳng Thần.

Đền thờ Ngài: Phố Lu

7. Thánh ông Hoàng Bảy

Tên húy của Ngài:  Nguyễn Hoàng Bảy.

Sắc phong tước hiệu: Thượng Đẳng Thần.

Đền thờ Ngài:  Bảo Hà, Lào Cai.

Thân thế:  Đền Bảo Hà nằm ở xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai giáp ranh tỉnh Yên Bái, còn được gọi là đền ông Hoàng Bảy. Đền xây dựng dưới chân đồi Cấm, có quang cảnh thiên nhiên “trên bến dưới thuyền” đẹp đẽ. Phía tả ngạn là dòng sông Hồng cuồn cuộn chảy. Còn bên hữu ngạn là một hồ rộng, tạo cho nhà đền cảnh đẹp trữ tình. Ngôi đền Bảo Hà được xây dựng vào cuối đời Lê (niên hiệu Cảnh Hưng), thờ danh tướng Hoàng Bảy họ Nguyễn, có công bảo vệ và xây dựng tổ quốc ở cửa ải Lào Cai. Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, Bảo Hà có một vị trí quan trọng phòng thủ biên giới, là cửa trạm của phòng tuyến sông Hồng phía Tây Bắc.

Sự tích:  Ông Hoàng Bảy hay thường gọi là Ông Bảy Bảo Hà. Ông là con Đức Vua Cha. Theo lệnh vua, ông giáng phàm trần, trở thành con trai thứ bảy trong danh tộc họ Nguyễn, cuối thời Lê. Vào triều Lê Cảnh Hưng, có giặc Trung Quốc từ Vân Nam tràn sang cướp bóc, đốt phá. Triều đình bèn cử ông, dọc theo sông Hồng, lên đánh đuổi quân giặc và trấn giữ vùng biên ải nơi Bảo Hà, Lào Cai. Tại đất Bảo Hà, ông thống lĩnh lục thủy, đánh đuổi quân giặc về vùng Vân Nam, sau đó ông chiêu dụ các thổ hào địa phương đón người Dao, người Thổ, người Nùng lên khẩn điền lập ấp. Sau này trong một trận chiến đấu không cân sức, Ông Bảy bị giặc bắt, chúng tra khảo hành hạ dã man, nhưng ông vẫn một lòng kiên trung, quyết không đầu hàng, cuối cùng, không làm gì được, chúng sát hại ông rồi mang thi thể vứt xuống dòng sông. Kì lạ thay, di quan của ông dọc theo sông Hồng, trôi đến phà Trái Hút, Bảo Hà, Lào Cai thì dừng lại. Còn một điều kì lạ nữa là khi ông bị giặc sát hại, thì trời bỗng chuyển gió, mây vần vũ, kết lại thành hình thần mã (ngựa), từ thi thể ông phát ra một đạo hào quang, phi lên thân ngựa, đến Bảo Hà thì dừng lại, trời bỗng quang đãng, mây ngũ sắc kết thành hình tứ linh chầu hội. Sau này khi hiển linh ông được giao quyền cho trấn giữ đất Lào Cai, ngự trong dinh Bảo Hà, đến lúc này ông nổi tiếng là một Ông Hoàng không chỉ giỏi kiếm cung mà còn rất ăn chơi, phong lưu: khi thanh nhàn ông ngả bàn đèn, uống trà mạn Long Tỉnh, ngồi chơi tổ tôm, tam cúc, xóc đĩa… lúc nào cũng có thập nhị tiên nàng hầu cận, ông cũng luôn khuyên bảo nhân dân phải ăn ở có nhân có đức, tu dưỡng bản thân để lưu phúc cho con cháu. Triều vua Minh Mạng, Thiệu Trị sắc tặng ông danh hiệu “Trấn An Hiển Liệt” và các triều vua nhà Nguyễn khác tôn ông danh hiệu: “Thần Vệ Quốc_ Ông Hoàng Bảy Bảo Hà”.

Ông Bảy là Ông Hoàng hay ngự về đồng nhất, cũng bởi vì trong hàng Tứ Phủ Ông Hoàng, ông rất hay chấm lính bắt đồng (có quan niệm cho rằng, những người nào mà sát căn Ông Bảy thì thường thích uống trà tàu, hay đánh tổ tôm, xóc đĩa…). Khi ngự về đồng, ông thường mặc áo lam hoặc tím chàm (thêu rồng kết uốn thành hình chữ thọ), đầu đội khăn xếp có thắt lét lam, cài chiếc kim lệch màu ngọc thạch. Ông ngự về tấu hương, khai quang rồi cầm đôi hèo, cưỡi ngựa đi chấm đồng. Đến giá Ông Bảy về ngự, nếu ông ném cây hèo vào người nào thì coi như ông đã chấm đồng người đó. Lúc ông giá ngự, thường dâng ông ba tuần trà tàu rồi thuốc lá có tẩm thuốc phiện

.

8. Thánh ông Hoàng Tám

Tên húy Ngài:  Nùng Chí Cao

Sắc phong tước hiệu: Thượng Đẳng Đại Vương.

Đền thờ Ngài:  Cao Bằng (đền Kỳ Sầm).

9. Thánh ông Hoàng Chín

Tên húy của Ngài: Chưa rõ

Sắc phong tước hiệu: Thượng Đẳng Thần.

Đền thờ của Ngài:  Ở phía đảo ngoài biển Cờn.

Ngài là con đức Vua Cha, là Quan Hoàng có tính yểu điệu nhất. Về đồng mặc áo dài đen, chân đi guốc, tay cầm ô, mặc kiểu địa chủ thời cổ Việt Nam. Ông về đồng giáng bút, ngâm thơ, uống rượu bằng bát. Gốc tích của ông ít được lưu truyền, tuy nhiên ông có giáng trần, với tài văn chương, thơ phú kinh luân biệt tài. Ồng đăng khoa triều đình lúc tuổi vừa đôi tám. Và Ông cũng là một tướng tài được giao trọng trách thống lĩnh cửa Cờn Môn. Chính vì thế nhân dân còn gọi là Ông Hoàng Chín là Ông Cờn Môn. Sau ông còn là vị quan thanh liêm, cứu dân, giúp nước và luôn trợ người hữu duyên. Ông Chín Cờn cũng ít khi ngự về đồng. Cũng như ông Hoàng Tám Bát Quốc, thường những đồng cựu và sát căn duyên mới bắc ghế hầu ông

10. Thánh ông Hoàng Mười

Tên húy Ngài: Nguyễn Xí,

Sắc phong:

Đền thờ chính:  Hà Tĩnh, Nghệ an

Thân thế:  Ông Hoàng Mười hay còn gọi là Ông Mười Nghệ An. Ông là con của Vua Cha Bát Hải Động Đình, vốn là thiên quan trên Đế Đình, thần tiên trong chốn Đào Nguyên. Theo lệnh ông giáng trần để giúp dân phù đời. Về thân thế của ông khi hạ phàm thì có rất nhiều dị bản. Theo như ở vùng Nghệ Tĩnh thì ông được coi là Lê Khôi, vị tướng tài, cháu ruột và là người theo Lê Lợi chinh chiến trong mười năm kháng chiến chống quân Minh

Theo truyền thuyết, ông Hoàng Mười là con thứ mười của Đức Vua cha Bát Hải Động Đình. Theo lệnh ông giáng trần để giúp dân phù đời. Về thân thế của ông khi hạ phàm thì có rất nhiều dị bản. Theo như ở vùng Nghệ Tĩnh thì ông được coi là Lê Khôi, vị tướng tài, cháu ruột và là người theo Lê Lợi chinh chiến trong mười năm kháng chiến chống quân Minh. Vì thế, ông Hoàng Mười còn được nhân dân xứ Nghệ tôn vinh là “Đức thánh minh”, là một vị quan nằm trong hệ thống điện thần thờ mẫu tứ phủ ở Việt Nam.

Ông Hoàng Mười hay còn gọi là Ông Mười Nghệ An. Ông là con của Vua Cha Bát Hải Động Đình, vốn là thiên quan trên Đế Đình, thần tiên trong chốn Đào Nguyên. Theo lệnh ông giáng trần để giúp dân phù đời. Về thân thế của ông khi hạ phàm thì có rất nhiều dị bản. Theo như ở vùng Nghệ Tĩnh thì ông được coi là Lê Khôi, vị tướng tài, cháu ruột và là người theo Lê Lợi chinh chiến trong mười năm kháng chiến chống quân Minh, sau làm đến nguyên thần tam triều Lê gia, phong đến chức Khâm Sai Tiết Chế Thủy Lục Chư Dinh Hộ Vệ Thượng Tướng Quân. Lại có một dị bản khác cho rằng ông giáng xuống trần là Uy Minh Vương Lí Nhật Quang, con trai Vua Lí Thái Tổ, cai quản châu Nghệ An.

Nhưng sự tích được lưu truyền nhiều nhất có lẽ là câu chuyện: Ông Mười giáng sinh thành Nguyễn Xí, một tướng giỏi dưới thời Vua Lê Thái Tổ, có công giúp vua dẹp giặc Minh, sau được giao cho trấn giữ đất Nghệ An, Hà Tĩnh (cũng chính là nơi quê nhà). Tại đây ông luôn một lòng chăm lo đến đời sống của nhân dân, truyện kể rằng có một lần xảy ra cơn cuồng phong làm đổ hết nhà cửa, ông liền sai quân lên rừng đốn gỗ về làm nhà cho dân, rồi mở kho lương cứu tế. Trong một lần đi thuyền trên sông, đến đoạn chân núi Hồng Lĩnh, thì lại có đợt phong ba nổi lên, nhấn chìm thuyền của ông và ông đã hóa ngay trên sông Lam. Trong khi mội người đang thương tiếc cử hành tang lễ, thì trời quang đãng, nổi áng mây vàng, bỗng thấy thi thể của ông nổi trên mặt nước nhẹ tựa như không, sắc mặt vẫn hồng hào tươi tắn như người đang nằm ngủ, khi vào đến bờ, đột nhiên đất xung quanh ùn ùn bao bọc, che lấy di quan của ông. Lúc đó trên trời bỗng nổi mây ngũ sắc, kết thành hình xích mã (có bản nói là xích điểu) và có các thiên binh thiên tướng xuống để rước ông về trời. Sau này khi hiển ứng, ông được giao cho trấn thủ đất Nghệ Tĩnh, ngự trong phủ Nghệ An. Nhân dân suy tôn ông là Ông Hoàng Mười (hay còn gọi là Ông Mười Củi) không chỉ vì ông là con trai thứ mười của Vua Cha (như một số sách đã nói) mà còn vì ông là người tài đức vẹn toàn, văn võ song toàn (“mười” mang ý nghĩa tròn đầy, viên mãn), không những ông xông pha chinh chiến nơi trận mạc, mà ông còn là người rất hào hoa phong nhã, giỏi thơ phú văn chương, không chỉ nơi trần thế mà các bạn tiên trên Thiên Giới ai cũng mến phục, các nàng tiên nữ thì thầm thương trộm nhớ. Sau các triều đại đã sắc tặng Ông Mười tất cả là 21 sắc phong (tất cả đều còn lưu giữ trong đền thờ ông).

Cùng với Ông Hoàng Bảy, Ông Hoàng Mười cũng là một trong hai vị Ông Hoàng luôn về ngự đồng, cũng bởi vì ông còn được coi là người được Vua Mẫu giao cho đi chấm lính nhận đồng (khác với Ông Bảy, những người nào mà sát căn Ông Mười thì thường hay hào hoa phong nhã, giỏi thi phú văn chương). Khi ngự về đồng Ông Mười thường mặc áo vàng (có thêu rồng kết uốn thành hình chữ thọ), đầu đội khăn xếp có thắt lét vàng, cài chiếc kim lệch màu vàng kim. Ông ngự về tấu hương rồi khai quang, có khi ông múa cờ xông pha chinh chiến, có khi lại lấy quạt làm quyển thư, lấy bút gài đầu để đi bách bộ vịnh phú ngâm thơ, có khi ông lại cầm dải lụa vàng như đang cùng người dân lao động kéo lưới trên sông Lam (quan niệm cho rằng đó cũng là ông kéo tài kéo lộc về cho bản đền) và ông cũng cầm hèo lên ngựa đi chấm đồng như Ông Bảy, người ta cũng thường dâng tờ tiền 10.000đ màu đỏ vàng để làm lá cờ, cài lên đầu ông. Khi ông ngự vui, thường có dâng đọi chè xanh, miếng trầu vàng cau đậu, thuốc lá (là những đặc sản của quê hương ông) rồi cung văn tấu những điệu Hò Xứ Nghệ rất mượt mà êm tai.

Đền thờ Ông Hoàng Mười là Đền Chợ Củi, chính là nơi năm xưa di quan ông trôi về và hóa, qua cây cầu Bến Thủy, bên sông Lam, núi Hồng Lĩnh, thuộc xã Nam Đàn, tỉnh Nghệ An (cũng chính là nơi quê nhà của Ông Mười). Ngày ông giáng sinh 10/10 âm lịch được coi là ngày tiệc chính của ông, vào ngày này, du khách thập phương nô nức đến chiêm bái cửa đền ông thật là tấp nập, trải dải đến tận đôi bờ sông Lam, người ta dâng ông: cờ quạt bút sách … để cầu tài cầu lộc cũng là cầu mong cho con em được đỗ đạt khoa cử, thành tài để làm rạng danh tổ tông.

Ở xứ Nghệ có lời ca hầu giá ông Hoàng Mười:

 Cánh hồng thấp thoáng trăng thanh

 Nghệ An có đức thánh minh ra đời…

 Thanh xuân một đấng anh hùng

 Tài danh nổi tiếng khắp vùng trời Nam…

Hoặc nữa là:

Đường về xứ Nghệ nghĩa tình

 Sông Lam núi Quyết địa linh bao đời

 Tam Kỳ Mỏ Hạc là nơi

 Đền thờ lăng mộ đời đời khói hương…