Những Mẫu Và Ý Nghĩa Linh Vật Hạc , Ngựa , Voi Được Thờ Cúng Trong Đình , Đền Chùa .. Chất Liệu Gỗ Mít , Sơn Son Thếp Vàng .

Trong truyện “Lịch sử đức Phật Thích Ca”, có đoạn khi đức Phật vào rừng Pa-ry-Lay-da để nhập hạ dưới một gốc cây, Ngài liền được Voi Chúa và Khỉ Chúa tự nguyện tìm đến hầu hạ. Sau một thời gian sống chúng với đàn Voi, Phật hiểu được tiếng rống của Voi Chúa mỗi khi nó muốn gọi đàn trở về. Một hôm, Phật thử dùng tiếng rống của loài Voi, Voi Chúa hiểu được, lập tức nó quỳ xuống dưới chân Phật như muốn tỏ bày “Con sẵn sàng tuân lệnh Ngài”.

Lại có đoạn kể về Đề-Bà-Đạt-Đa lần thứ ba hại đức Thích Ca ngay trong thành Vương Xá, bằng cách mua chuộc một quản tượng để tên này thả Voi dữ ra trên đường Ngài cùng đoàn đệ tử đang đi khất thực. Con Voi dữ vươn vòi, vểnh tai, chạy thình thịch, hùng hổ lao về phía đức Phật, trông thật hung hiểm, nên A- Nan vội xông ra với ý định hi sinh chịu nạn thay cho bổn sư.

Phật gọi A-Nan đứng sang một bên, nhưng A-Nan không tuân lệnh, Ngài liền dùng lực thần thông nâng A-Nan lên không trung lúc con Voi dữ đang lao gần đến nơi. Kỳ diệu thay, con Voi điên đang hung hăng dữ tợn bỗng dừng lại, từ từ hạ vòi xuống, khẽ khàng đến đứng bên Phật để cho ngài vuốt ve nó. Sau đó, nó dùng vòi hút bụi dưới đất, thổi lên đầu đức Phật để tỏ lòng tôn kính, rồi mắt không rời Ngài, nó bước đi thụt lui, lùi dần, lùi dần cho đến khi vào hẳn trong chuồng…

Điện ảnh Nhật Bản có dựng bộ phim “Phật Thích Ca” (đã từng chiếu ở các rạp chiếu bóng trong nước ta trước năm 1975, nay phát hành lại dưới dạng đĩa VCD có bán rộng rãi ở các thư quán trong những chùa lớn, hoặc đã phổ biến qua dạng YouTube mở xem được trên các trang mạng Phật Giáo như Thư Viện Hoa Sen, Tu Viện Quảng Đức…), kịch bản có đoạn vua A-Xà Thế nghe lời xúi giục của Đề-Bà-Đạt-Đa, đã bắt hết tăng đoàn của đức Phật Thích Ca, trói từng người vào các tấm ván, xích chặt hết tứ chi, kéo ra bãi đất trống cho Voi dữ hành hình trước bàn dân thiên hạ.

A-Nan là vị tăng bị kéo ra bãi đầu tiên, ai cũng đau lòng và lo sợ, nhưng A-Nan vẫn điềm nhiên, miệng râm ran niệm Phật gia hộ. Con Voi dữ khổng lồ giương chân trước đạp xuống cái đầu tiền, nát tấm ván bên dưới hông của A-Nan. Cái đạp thứ hai đầy uy lực giáng xuống… hụt, chân nó dẫm sát bên cổ và vai của vị tăng trẻ.

Lần thứ ba, bàn chân to ầm của Voi dẫm suýt trúng đầu A-Nan. Quản tượng dùng roi vọt ra lệnh cho Voi lần nữa. Lần này, con Voi dữ nhấc cả hai chân trước lên cao, và dập xuống… hai chân hạ xuống còn cách đầu và mình A-Nan chừng nửa thước thì… dừng lại, bất động . Vua A -Xà -Thế chứng kiến đầu đuôi, thấy hiểu ra điều linh thiêng nhiệm mầu của phép Phật, vội ra lệnh thả hết tăng sư.

linh vật phong thủy

Hình tượng con Rùa, con Hạc có ý nghĩa gì?

Theo một số tài liệu cổ để lại, chim Hạc là loài chim tiên, là vật quý thường được cúng tiến vua chúa. Chim Hạc là tượng trưng cho sự thuần khiết, thanh liêm, khí phách trong sáng, không sa đọa, không dục vọng, không sân si, là đại diện của sự hiên ngang của những bậc hiền nhân quân tử, tu sĩ. Vì vậy, hạc được hiện thân trên nhiều đồ vật cúng tiến cao quý, giá trị.

Không những vậy, truyền thuyết còn cho rằng, Hạc là loài sống thọ, trong cuốn “Tướng hạc kinh” đã gọi hạc là ” thọ bất khả lượng” (sống lâu không thể tính) hay “hạc thọ thiên tuế” (hạc sống nghìn năm)  như bàn thờ gia tiên, hình ảnh tổ tiên là vị trí thiêng liêng, trường tồn vĩnh cửu nên các vật phẩm thờ cúng cũng cần “trường thọ” như vậy.

Tương tự, Rùa cũng là linh vật của trời đất, sống ở dưới nước, có khí chất cao quý của người Việt Nam kiên trì, chịu thương chịu khó và luôn cố gắng hết mình để đạt được những mục đích đã đặt ra. Hơn nữa, rùa là loài vật có tuổi thọ rất lâu, là biểu tượng đẹp cho sự vĩnh cửu của nguồn cội.

Ý nghĩa của đôi hạc đứng trên mai rùa trong không gian thờ cúng

Đôi hạc thờ có rất nhiều loại: đôi hạc thờ nằm trong bộ đỉnh đồng tam sự, ngũ sự thường có kích thước nhỏ 50cm, 55cm, 60cm, 70cm,… thường đặt trên bàn thờ gia tiên, còn đôi hạc thờ riêng thì cao 1m6, 1m8, 1m9, 2m2,… được dùng trong cúng tiến đình chùa, nhà thờ, đền miếu. Nhưng dù là đôi hạc nào thi đôi hạc thờ cũng mang những ý nghĩa, giá trị sâu sắc về tâm linh, phong thủy.

Người Việt Nam coi trọng đạo Phật, trong đạo Phật rất coi trọng loài chim Hạc và lấy đó là biểu tượng cho sự thanh cao, tinh túy và những mong ước tốt đẹp nên trưng bày đôi hạc cưỡi rùa ở nơi trang nghiêm, vị trí quan trọng chính của ngôi nhà,đình chùa, đền miếu.

Chuyện xưa kể lại rằng, Hạc và Rùa là đôi bạn thân. Vào mùa mưa, Rùa đã cho Hạc cưỡi lên lưng, giúp đưa Hạc di chuyển khỏi vùng lũ tới vùng đất cao, khô ráo. Ngược lại, khi hạn hán Hạc giúp rùa tìm tới các ao hồ có nước. Vì vậy, hình ảnh đôi hạc cưỡi lưng rùa thể hiện cho tình bạn cao đẹp, lòng chung thủy, sự tương trợ lẫn nhau vượt qua khó khăn của cuộc sống.

Sự trường thọ, vĩnh cửu của Rùa và Hạc còn là lời chúc, mong muốn về sự sống lâu, sống khỏe cùng gia đình, cháu.

Với những đôi hạc có kích thước cao lớn thường được liên tưởng tới những hi vọng mong muốn phát triển của con người với sự vận động không ngừng trong cuộc sống. Những đôi hạc nằm trong bộ đỉnh đồng thường thêm chi tiết đội đèn nến nhằm thể hiện sự tôn thờ ánh sáng chân lý, là ngọn đèn soi sáng, giác ngộ, thức tỉnh tâm tính con người.

 

Xưởng sản xuất Đồ thờ – Tượng phật Hưng Vũ là một xưởng sản xuất nằm trong làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống đã có từ rất lâu thuộc xã Sơn Đồng – huyện Hoài Đức – Hà Nội . Tiếp nối truyền thống cha ông , lưu truyền và phát huy nét tinh hoa của làng nghề , Xưởng sản xuất Đồ thờ – Tượng phật Hưng Vũ ra đời nhằm đem lại cho quý khách những sản phẩm chất lượng cao nhất , mẫu mã phong phú, , giá cả hợp lí …

Chức năng nhiệm vụ chính :
Bàn thờ gia tiên , chung cư , nhà thờ …
Sản xuất đồ thờ – tượng phật

Hoành phi – câu đối, án gian, sập , ô xa , cửa võng, cuốn thư, ngai, kiệu, ngựa , hạc, chấp kích, bát bửu….

Tạc tượng Phật , Tam bảo , thượng điện , nhà mẫu .. phù điêu, truyền thần.
Tư vấn, thiết kế đình, chùa, nhà thờ, gian thờ tại nhà riêng…
Làm mới, tu sửa đồ thờ cúng, tượng phật.

Cung cấp sản phẩm tượng phật trưng bày tại cửa hàng. Đồ cung tiến vào đình, chùa, nhà thờ theo yêu cầu Với quy mô hàng nghìn m2 xưởng sản xuất , Showroom hàng nghìn mẫu mã có sẵn cho khách hàng lựa chọn , với đội ngũ thờ lâu năm được đào tạo một chuyên nghiệp qua nhiều năm . Đến với chúng tôi khách hàng sẽ được tư vấn , thiết kế , thi công ..một cách trọn vẹn tố hảo nhất .

Sản phẩm của chúng tôi khác biệt với những làng nghề khác từ hoa văn họa tiết thẩm mỹ , cũng như chất liêu sơn son Thếp Vàng truyền thống đã được ghi nhận hàng trăm năm trong các công trình chùa , đình , đền , nhà thờ …

Với đội ngũ tạc tượng tay nghề cao chúng tôi đã ghóp phần thi công làm đẹp hàng trăm chùa , đình , điện ..khắp đất nước .

Thợ trạm đồ nét được đào tạo học hỏi kế thờ kinh nghiệm của ông cha . Những mẫu Bàn thờ , cửa võng , chiều châu , hoành phi câu đối , quấn thư tranh quạt, ngai , khám , kiệu..với hoa văn , kỹ thuật nên sản phẩm của chúng tôi tạo ra sự khác biệt so với các nơi làm nghề .

Đội ngũ thợ sơn truyền thống đã khẳng định được vị thế hàng trăm năm qua làm nên thương hiệu cho cả làng nghề . Trình độ sơn ta , sơn son thếp vàng thếp bạc , sơn giả cổ đã làm nên ụy tín hàng trăm năm của làng nghề .

Khi xu hướng bàn thờ , phòng thờ chuyển dần sang phong cách hiện đại phù hợp với xã hội. Chúng tôi đã đào tạo ra những người thợ ngang , đồ nét , thợ sơn pu , thợ làm vesni ,,trình độ cao để đáp ứng với xu thế hiện đại

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn , thiết kế , thi công những công trình tâm linh một cách tốt nhất

Chính sách bảo hành uy tín .

Chất lượng gỗ đúng chủng loại 100%; gỗ đã được qua xử lý chống mối mọt cong vênh
Chất lượng sản phẩm: Trong ngoài như nhau
Phần sơn son thếp bạc được bảo hành 10 năm
Sơn Pu , vesni bảo hành 5 năm
Tuổi Thọ: Dùng càng lâu năm càng có giá trị theo đồ cổ
Chạm khắc tinh xảo.
Thời gian đúng hẹn.
Hỗ trợ vận chuyển bán kính 30km.
Uy tín làm nên thương hiệu

Đồ Thờ Hưng Vũ

0908.867.888 – 0976711188

36 Xóm Ngã Tư – Xã Sơn Đồng – Huyện Hoài Đức – Tp. Hà Nội

Xưởng Sản Xuất Đồ Thờ – Tượng Phật Cao Cấp Sơn Đồng

Zalo:0908.867.888