Những Mẫu Nhà Thờ Ho Đẹp , Mẫu Nhà Thờ Truyền Thống Bắc Bộ Việt Nam , Tại Sao Lại Làm Đồ Thờ Cúng Của Chúng Tôi ?

Nhà thờ nơi có ý nghĩa quan trọng trong tâm khảm mỗi người con trong gia đình. Là nơi chốn lưu giữ kí ức tuổi thơ, là nơi để quay về sum vầy mỗi dịp lễ tết. Vì vậy mà nhà thờ Bắc Bộ luôn được thiết kế đúng chất cổ truyền xưa kia.

Nếu nhà thờ  nhiều gian thì gian giữa sẽ là gian bố trí phòng thờ. Nhìn từ ngoài vào, gian nhà quan trọng này thường được trang trí những bức hoành phi, câu đối lớn trước cửa. Bên trong, ở chính giữa nhà là nơi đặt bàn thờ. Ban thờ được sơn son thếp vàng trang trọng, đặt trên tủ gỗ lớn khảm trai và chạm khắc tinh xảo. Trước ban thờ thường được kê một sập vụ, hay một tấm phản gỗ lớn. Bốn góc được bo tròn, và xung quanh bốn mặt tấm phản gỗ được thiết kế họa tiết hoa văn độc đáo.

Bố trí nội thất nhà thờ họ thường ít được mọi người chú ý đến vấn đề tâm linh và hợp phong thủy. Mỗi một kiểu kiến trúc có một kiểu bố trí khác nhau như bàn thờ gia tiên ,  thì thường mang tính chất đơn giản hơn so với nội thất nhà thờ họ. Nội thất nhà thờ họ đơn giản hơn đình, chùa, nhà thờ đạo giáo….  Trong mẫu nhà thờ họ này phần nội thất được bố trí vẫn còn thiếu 1 vài món nhưng cũng đủ để các bạn có thể tham khảo để bố trí cho gia đình mình. Tất cả các phần gỗ trong nhà thờ họ được sơn son thiếp vàng.

Bàn thờ nơi linh thiêng nhất trong mỗi gia đình thể hiện lòng thành kính của con cháu đối với tổ tiên, là một không gian quan trọng có ý nghĩa rất lớn trong đời sống tinh thần của con người.Trong mỗi gia đình không thể thiếu việc thờ cúng gia tiên Bàn Thờ có  ý nghĩa rất quan trọng  Vừa để thờ cúng tổ tiên , trang trí làm đẹp cho ngôi nhà , dạy bảo các con cháu trong gia đình .

 Bàn thờ tổ tiên là vẻ đẹp của văn hóa truyền thống. Người Việt hiểu sâu sắc rằng có quá khứ mới có hiện tại và tương lai nên người Việt Nam coi việc thờ phụng tổ tiên là một trong những nguyên tắc đạo đức làm người. Đó là hình thức thể hiện sự hiếu thuận và lòng biết ơn của con cháu đối với các bậc sinh thành.

Hoành phi Câu đối hay Câu đối Hoành phi là là bộ đồ thờ có tác dụng để trang trí cho không gian thờ thêm uy nghi và sang trọng. Không gian thờ ở đây có thể là phòng thờ gia tiên, nhà thờ họ, gian thờ trong chùa. Tùy từng mục đích sử dụng mà người ta chọn kích thước và treo hoành phi câu đối sao cho phù hợp.

Hoành phi Câu đối  Thường được thiết kế treo ở trên cao trong cùng, hoành phi thường được sơn son thếp vàng . Có nhiều gia đình cầu kỳ làm bức hoành phi theo hình thức cuốn thư rất đẹp. Ý nghĩa của đại tự viết trên hoành phi thường mang nội dung ca tụng công đức của tổ tiên hoặc tỏ lòng kính trọng của con cháu đối với tổ tiên .

Hoành phi theo nghĩa là một tấm bằng nằm ngang là một bức thư họa nghĩa là bức tranh được vẽ bằng chữ. Hoành phi, Câu đối là một trong những loại hình văn hóa rất phổ biến ở nước ta khi được in, khắc trên giấy hay các vật liệu khác nó trở thành một sản phẩm văn hóa thú vị và khi đặt trong đình, đền, nhà thờ họ, nhà ở…lại có ý nghĩa tâm linh lớn. Câu đối  gọi là Doanh thiếp 楹帖, Doanh liên 楹聯, đối liên 對聯 (một cặp câu đối xứng) Thông thường phần hoành phi câu đối thường được sử dụng bằng gỗ sơn son, thiếp vàng, chữ trên câu hoành phi và câu đối màu đen, đỏ, vàng tùy vào cách phối màu của nghệ nhân. Người ta cũng có thể thay hoanh phi  bằng các cuốn thư với các đường nét chạm khắc tinh xảo hoặc bằng đồng đúc sẵn với ý nghĩa tương tự như hoành phi. Lựa chọn một bức hoành phi, câu đối mang ý nghĩa cho nhà thờ họ là một điều không đơn giản
Mẫu hoành phi câu đối gỗ mít, gỗ gụ, gỗ hương đẹp bằng chữ Hán, chữ Nôm thường dùng thờ gia tiên, nhà thờ họ.

Câu đối : Ở hai cột phía trước bàn thờ hoặc trên tường nhà có treo mỗi bên một câu đối. Nhà khá giả thường viết câu đối sơn son thếp vàng hay sơn đen khảm xà cừ. Còn nhà nghèo thường viết câu đối trên giấy hồng. Nhìn chung thì các bức hoành phi hay câu đối đều được viết bằng chữ Hán. Nhưng có gia đình viết cả câu đối và hoành phi bằng chữ Nôm. Cũng như hoành phi, nội dung câu đối thường ca tụng công đức của tổ tiên,

Trong một không gian nội thất phòng thờ   ở nhà riêng hoặc các không gian thớ cúng trong nhà thờ họ, đình, đền, chùa…, ngoài các bức hoành phi, đại tự, câu đối… thì các bạn dễ dàng bắt gặp một đồ vật trang trí phòng thờ phổ biến nữa mang tên cửa võng. Cửa võng là một phần trang trí cho không gian thờ phụng trở nên trang nghiêm và cổ kính hơn. Cửa võng có thể ứng dụng cho nhiều không gian thờ cúng khác nhau.

Cửa võng nhà thờ họ là gì?

Cửa võng là một sản phẩm nội thất trang trí không gian phòng thờ có hình dáng chữ M như một bức rèm bằng gỗ, được treo ngay ở trước gian thờ chính giữa, dưới bức đại tự, nối liền câu đối, ngăn cách ban thờ với không gian bên ngoài. Cửa võng được thiết kế với những hoa văn cổ đối xứng, chạm khắc tứ linh, được sơn son thếp vàng… tạo sự uy nghi, trang nghiêm cho không gian thờ cúng. Cửa võng thường được lắp đặt ở các không gian thờ cao và diện tích tương đối rộng rãi như ở các không gian nhà thờ họ, đình, đền, chùa, miếu, phủ… Dễ gặp nhất là trong những công trình thờ anh hùng dân tộc, thần linh, bà chúa, ông hoàng

Đặc điểm của cửa võng nhà thờ họ

Về chất liệu, cửa võng nhà thờ họ thường được làm từ các chất liệu gỗ tự nhiên chất lượng tốt như gỗ mít, gỗ vàng tâm, gỗ dổi, gỗ gụ… Kích thước lớn hay nhỏ tùy thuộc không gian thờ cúng, giá cả đắt hay rẻ cũng tùy thuộc vào kích thước, mẫu mã và chất liệu gỗ sử dụng. Cửa võng nhà thờ họ thường sử dụng chất liệu sơn ta hoặc sơn PU và được sơn son thếp vàng hoặc thếp bạc phủ hoàng kim bên trên để tăng độ bền cho cửa võng. Cửa võng được làm theo lối chạm thủng và được thiết kế, đục chạm với nhiều mẫu mã phong phú như tứ linh hóa, tứ linh cài chiện, cửu long trân châu, tứ linh, mai điểu, hồng trĩ, thiều châu

 

Ý nghĩa của Ngai thờ, Ỷ thờ trong tín ngưỡng thờ cúng Việt

 

Trong phong tục thờ cúng tổ tiên của người Việt, có nhiều người vẫn còn thắc mắc hay chưa rõ về ý nghĩa của ngai thờ trên bàn  thờ gia tiên. Sau đây, Xưởng sản xuất Đồ thờ – Tượng phật Sơn Đồng xin được chia sẻ một số thông tin để giải đáp những băn khoăn đó.
Ý nghĩa của Ngai thờ trên bàn thờ gia tiên
Người Việt Nam từ xưa tới nay có tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vì thế dòng họ nào, gia đình nào cũng có không gian riêng để thờ cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Trước không gian thờ cúng linh thiêng ấy,Ngai , ỷ thờ thường là nơi tượng trưng an vị các thần nhân , Thánh Nhân ở Đình Đền , Miếu Mạo. Còn trong dòng họ thì là vị trí an vị Thủy Tổ đại tôn, với các nhà thờ Chi,  các Cành, Nhánh thì an vị cụ tổ của nhà thờ đó , hay tiên tổ xa xưa cội nguồn của gia tộc dòng họ và gia đình. Ngai, ỷ thờ được chạm khắc hoa văn phù hợp với từng vị thế sắc phong , chức tước hay gia cảnh của từng nơi và từng văn hóa.

Vị trí đặt Ngai, Ỷ thờ trên bàn thờ gia tiên
Ngai thờ : Theo quy định nhận dạng là có 6 cột hai bên . Ngai Thờ thường để thờ cho Vua, Quan, hay Thủy tổ dòng họ. Tuy nhiên các hoa văn chạm khắc phải phù hợp với chức tước địa vị của từng người được thờ. Ngai Thờ được đặt vị trí ở giữa và trong cùng trên ban thờ, Bên trong ngai thường đặt thần chủ hay còn gọi là Bài Vị tượng trưng cho sự hiện diện, có mặt của người được thờ .
Với cách bài trí ở trong cùng trên ban thờ, ngai thờ còn tượng trưng là nơi an vị dành cho tổ tiên thuộc hàng cao nhất để có thể quan sát, chứng giám và phù hộ cho toàn bộ con cháu trong gia đình, dòng tộc.
Ỷ thờ : Theo quy định nhận dạng là vách hai bên chứ không có cột và chạm tứ quý hóa tứ linh Ỷ Thờ được đặt vị trí ở giữa và trong cùng trên ban thờ, Bên trong Ỷ Thờ thường đặt thần chủ hay còn gọi là Bài Vị tượng trưng cho sự hiện diện, có mặt của người đã khuất được an vị .
Với cách bài trí ở trong cùng trên ban thờ, ngai thờ còn tượng trưng là nơi an vị dành cho tổ tiên thuộc hàng cao nhất để có thể quan sát, chứng giám và phù hộ cho toàn bộ con cháu trong gia đình, dòng tộc.

Ngai thờ Sơn Son Thếp Vàng
Về chất liệu: Ngai thờ Ỷ thờ thường được làm bằng gỗ Mít, Dổi, Vàng Tâm. Tuy nhiên, vì ngai thờ có tính chất truyền đời, lưu giữ từ thế hệ này tới thế hệ khác nên Ngai Thờ bằng gỗ từ ngàn xưa vẫn luôn là lựa chọn hàng đầu, vì đặc tính bền vững, có thể sử dụng qua rất nhiều năm mà vẫn giữ nguyên được giá trị, mặt khác, màu sắc sơn son thếp vàng còn tượng trương cho sự sang trọng, cao quý.

Về mẫu mã: Khi chọn mua ngai thờ, các bạn nên chọn ngai thờ được chế tác theo mẫu mã truyền thống như: 2 tay ngai là đôi rồng ngậm ngọc minh châu, tượng trưng cho sự tôn nghiêm, mặt tựa được chạm chữ thọ, trên đỉnh là hình mặt nguyệt, xung quanh ngai là những trụ đồng tròn…

Trên cùng là một tay ngai tròn ôm lấy lưng rồi chạy ra hai bên phía trước, tay ngai như thân của đôi rồng, đầu tay ngai thờ được chạm hai đầu rồng trong tư thế quay chéo vào để chầu vị thần hay bài vị đặt trên ngai. Thân ngai thường bao gồm hai trụ chính đỡ cổ tay ngai, một số trụ phụ ở hai bên. Lưng ngai là mảnh ván hơi cong ra phía sau, mặt ván lưng được bổ ô cân đối, với những đề tài trang trí như rồng, linh thú và hoa thiêng cùng vân xoắn. Phần dưới bệ ngai thờ được chia nhiều cấp nhô ra thụt vào với các đường diềm phang hoặc cong vỏ măng… trên đó trang trí những cánh sen vuông, rồng, lân, hoa cúc và nhiều biểu tượng khác. Bốn chân ngai thờ thường dưới dạng chân quỳ.

Thiết kế nhà thờ Bắc Bộ vẫn luôn được gìn giữ cho đến ngày hôm nay. Trở thành một thiết kế đặc biệt luôn được gìn giữ qua bao năm tháng và có một vị trí đặc biệt trong lòng những người con của gia đình.

Một Số Mẫu Nội Thất Phòng Thờ Trong Nhà Thờ Họ Đẹp Nhất Hiện NayLý do nên mua hoành phi câu đối gỗ mít